Thực trạng hoạt động tạo giống, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 48 - 53)

2.2.1.1. Hoạt động nuôi trồng

Quan sát biểu đồ, năm 1996 đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam với con số hơn 31%, đánh dấu mốc cho kỷ nguyên mới của ngành thủy sản. Có được kết quả này là nhờ những thay đổi kịp thời của Nhà nước trong định hướng, chính sách phát triển ngành thủy sản. Từ một ngành phụ thuộc vào khai thác hải sản gần bờ, ngành thủy sản Việt Nam đã dần dần chuyển mình sang tập trung ngành nuôi trồng. Sản lượng nuôi trồng tăng đều hàng năm, mặc dù năm 2020 trước những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID 19, chuỗi giá trị toàn cầu bị gián đoạn, sản lượng nuôi trồng vẫn đạt con số kỷ lục 4,56 triệu tấn. Tuy nhiên có thể nhận thấy tỷ lệ tăng trưởng của ngành này đang giảm dần theo hàng năm nếu như năm 1996 tăng trưởng đạt khoảng 31% thì đến năm 2020 chỉ còn khoảng 4%. Đây cũng là xu hướng chung của toàn thế giới, khi sản lượng nuôi trồng thế giới liên tục đạt những con số kỷ lục và ngành nghề này ngày càng bão hòa do có nhiều DN, quốc gia tham gia. Trước tình hình đó, ngành chăn nuôi thủy sản Việt Nam đã đề ra những định hướng mới, thay vì tập trung vào sản lượng, ngành thủy sản đang chuyển đổi nuôi trồng và cho ra đời những giảm phẩm có hiệu quả cao, đạt giá trị kinh tế lớn.

Theo báo cáo của VASEP, hai sản phẩm nuôi trồng chủ yếu tại Việt Nam là tôm và cá tra trong đó giống tôm Sú trong năm 2020 đã ghi nhận sản lượng 267,7 nghìn tấn, tôm chân trắng 632,3 nghìn tấn và tôm khác 50.000 tấn. Sản lượng cá Tra đạt 1,560 triệu tấn. Bên cạnh đó, ngành cũng đang phát triển nuôi trồng thêm một số

36

L∕iωr∙*∞σiθ<-∣(>jm^uηωh*∞σiC>τ-∣(>jm^L∩iDh*∞σiC> σiσ⅛σ)σ)0iOOOO0OOOOOM⅛<-irHrHτH<-<rHrH<Hrs∣ σSσSσi0Sσiooooooooooooooooooooo

fHr-Hτ-Ir-Ir-l(N(NΓ'4(N(NΓ'4(N(N(NΓ'4(N(NΓ'4(N(N(NfN(N(NΓ'4(N

loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như hàu, mực, bạch tuộc,... trong đó, đa số đều phục vụ mục đích nuôi trồng.

Biểu đồ 2. 2. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam năm 1995-2020

5000 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0

Nuôi trồng (nghìn tấn) • % tăng trường NT

Nguồn: VASEP (2020)

Công nghệ được xem là một trong những động lực chính để phát triển nhanh chóng và bền vững ngành nuôi trồng thủy sản. Nhiều công nghệ hiện đại trên thế giới đã được đem về Việt Nam để áp dụng, trong đó phải kể đến công nghệ enzyme, vi sinh, hoá sinh, sản xuất vaccine. và nhiều công nghệ khác được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, xử lý chế phẩm và quản lý môi trường nuôi trồng. Bên cạnh đó, kỹ thuật cũng rất được xem trọng, người dân được phổ biến, học hỏi nhiều kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến trên thế giới như kỹ thuật nuôi ghép nhiều loài hải sản, nuôi kết hợp thủy sản và thủy sinh,.Tuy nhiên, với quy mô nuôi trồng còn nhỏ lẻ, rời rạc, những kỹ thuật, công nghệ này còn chưa phát huy được hết hiệu quả. Bên cạnh đó còn nhiều tác nhân khác cũng có những tác động không nhỏ đến hiệu quả nuôi trồng như trình độ nuôi trồng còn thấp, chưa có chuyên gia hướng dẫn và có những cải tiến phù hợp với đặc điểm nuôi trồng từng địa phương.

2.2.1.2. Hoạt động đánh bắt

Biểu đồ cho thấy trong vòng 25 năm kể từ 1995 đến 2020 sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần, tăng trưởng trung 6%/năm, sản lượng tăng từ 929 nghìn tấn lên 3,85 triệu tấn. Nhìn chung, sản lượng ngành đánh bắt thủy sản tăng đều theo hằng năm, tuy nhiên sản lượng khai thác thủy sản những năm gần

Loại tàu cá Số lượng (đơn vị: chiếc ) Dài 6-12m 45.950 Dài 12-15m 18.425 Dài 15-24m 27.575 Dài >24m 2.662 Tổng 29.588 37

đây đều thấp hơn sản lượng nuôi trồng. Lý giải cho xu thế này phải nói đến chính sách thay đổi cơ cấu ngành thủy sản, Nhà nước đã và đang khuyến khích ngư dân, DN chuyển mô hình kinh tế từ đánh bắt sang nuôi trồng để phát triển bền vững ngày hàng trước thực trạng nguồn tài nguyên thủy sản đặc biệt là nguồn tài nguyên gần bờ đang dần cạn kiệt. Đồng thời, việc những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm ,về môi trường,... của chính phủ và các quốc gia nhập khẩu ngày càng gia tăng về số lượng và cấp độ khiến ngành khai thác trở nên kém hấp dẫn do thủy sản đánh bắt khó có thể kiểm soát được những vấn đề liên quan đến những vấn đề này,. dẫn đến giá trị khai thác thấp, kém hiệu quả kinh tế.

Biểu đồ 2. 3. Sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam năm 1995-2020

Sàn lượng KT(nghin tân) Táng trường (%)

Nguồn: VASEP (2020)

Theo VASEP năm 2020, nước ta có 94.572 tàu cá với 4.227 tổ đội hoạt động và 179.601 lao động trên biển. Trong đó có 45.950 tàu thuyền có chiều dài 6-12m, các tàu còn lại có chiều dài từ 12-15m, 15-24m và dài >24m lần lượt có số lượng là 18.425; 27.575 và 2.662 tàu. Những con số trên đã cho thấy sự dịch chuyển cơ cấu ngay trong ngành khai thác thủy sản. Việt Nam tuy được đánh giá là quốc gia có nhiều lợi thế về khai thác thủy sản, tuy nhiên nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam vân chưa phát huy hết được lợi thế của mình, việc khai thác gần bờ lâu năm theo quy mô nhỏ lẻ và bằng những hình thức lạc hậu khiến cho nguồn thủy sản gần bờ

38

đang dần bị cạn kiệt, khai thác không đi kèm với bảo vệ, nuôi dưỡng đã khiến hệ sinh thái gần bờ bị hủy hoại nghiêm trọng, gây ô nhiễm nguồn nước.

Nguôn: tác giả tự tông hợp

Năm 2020 tiếp tục là năm thành công của chính sách chuyển đổi cơ cấu ngành đánh bắt, số lượng tàu thuyền phục vụ nghề đánh bắt xa bờ - nghề lưới rê đạt 33.538 tàu, chiếm tỷ trọng lớn nhất với 35% tổng số tàu thuyền Việt Nam, theo sau lần lượt là nghề lưới kéo (18%), nghề câu (17%), nghề lưới vây (8%). Mặc dù kỹ thuật nghề lưới vây mới được phổ biến cho ngư dân Việt Nam những năm gần đây và số lượng tàu thuyền còn hạn chế nhưng đã đem lại những hiệu quả kinh tế lớn cho ngành khai thác thủy sản Việt Nam. Theo báo các của Tổng cục thống kê Việt Nam 2020, tổng sản lượng khai thác biển của nghề lưới vây chiếm khoảng 40%/năm, trở thành xu hướng ngành nghề khai thác thủy sản xa bờ của quốc gia. Bên cạnh đó, những thành tựu của khoa học - công nghệ thế giới cũng được áp dụng cho ngành thủy sản, cụ thể là ngành khai thác hải sản. Hiện nay, nhiều tàu khai thác, đặc biệt là những con tàu lớn phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ đã được lắp đặt những trang thiết bị điện tử hiện đại như bộ đàm liên lạc, định vị, thiết bị giám sát hành trình,...

39

Biểu đồ 2. 4. Phân bổ tàu theo ngành nghề năm 2020

■ Nghề lưới kéo BNghe lưới vây

■ Nghề lưới rê "Nghề câu

■Nghề khác BTau dịch vụ hậu

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Năm 2020 tiếp tục là năm thành công của chính sách chuyển đổi cơ cấu ngành đánh bắt, số lượng tàu thuyền phục vụ nghề đánh bắt xa bờ - nghề lưới rê đạt 33.538 tàu, chiếm tỷ trọng lớn nhất với 35% tổng số tàu thuyền Việt Nam, theo sau lần lượt là nghề lưới kéo (18%), nghề câu (17%), nghề lưới vây (8%). Mặc dù kỹ thuật nghề lưới vây mới được phổ biến cho ngư dân Việt Nam những năm gần đây và số lượng tàu thuyền còn hạn chế nhưng đã đem lại những hiệu quả kinh tế lớn cho ngành khai thác thủy sản Việt Nam. Theo thông tin từ tổng cục thống kê Việt Nam 2020, nghề lưới vây trong một khoảng thời gian ngắn được đem vào áp dụng đã chiếm gần 40% tổng sản lượng khai thác biển hàng năm, trở thành xu hướng ngành nghề khai thác thủy sản xa bờ của quốc gia.

Bên cạnh đó, những thành tựu của khoa học - công nghệ thế giới cũng được áp dụng cho ngành thủy sản, cụ thể là ngành khai thác thủy sản. Hiện nay, nhiều tàu khai thác, đặc biệt là những con tàu lớn phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ đã được lắp đặt những trang thiết bị điện tử hiện đại như bộ đàm liên lạc, định vị, thiết bị giám sát hành trình,... Có thể thấy rằng công nghệ - kỹ thuật cao đã thổi một làn gió mới vào hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta, giúp ngành khai thác thủy sản liên tục ghi nhận những con số tích cực về cả sản lượng và chất lượng đánh bắt.

40

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w