Lịch sử hình thành và phát triển của ngành thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 44 - 48)

Dù ngành thủy sản nói chung và ngành khai thác cá của Việt Nam nói riêng đã ra đời từ rất sớm, nhưng đến tận những năm giữa thế kỷ XX ngành cá tại nước ta mang đậm phong cách của mô hình kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp và trình độ đánh bắt, nuôi trồng còn vô cùng lạc hậu. Lúc bấy giờ, ngành nghề thủy sản chưa được hình thành, nghề cá chỉ được xem là nghề phụ trong nông nghiệp và có rất ít đóng góp cho nền kinh tế, mặc dù tiềm năng của ngành thủy sản là vô cùng lớn. Phải đến những năm 1950, sau khi có những phân tích đánh giá tổng quát về tiềm năng ngành thủy sản, chính phủ mới bắt đầu chú trọng đến việc phát triển nghề cá,

32

phát triển toàn ngành thủy sản. Việc thành lập các cơ quan chức năng riêng để phục vụ cho ngành thủy sản được xem là những bước đi đầu tiên của chính phủ trong nỗ lực phát triển ngành. Dựa trên những dấu mốc sự kiện quan trọng, tác giả đã chia quá trình hình thành và phát triển ngành thủy sản thành 3 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1954 - 1960: Trong giai đoạn này, mà chính quyền bắt đầu quan tâm đến kinh tế thuỷ sản, định hướng ngành thủy sản phát triển theo hướng ngành nghề kinh tế kỹ thuật. Với sự giúp đỡ của các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc, các tổ chức nghề cá công nghiệp nhà máy cá hộp đầu tiên, nhà máy Hạ Long đã được xây dựng. Cùng lúc đó, ngành thủy sản được tổ chức lại từ một ngành nghề mang đặc tính kinh tế tự nhiên, sản xuất theo hình thức tự cung tự cấp, thủy sản đổi mình thành một ngành nghề mang đặc tính của kinh tế thị trường, dần tham gia nhiều hơn vào thương mại.

Giai đoạn 1960 - 1980: Ngành thuỷ sản tiếp tục phát triển gắn với những sự kiện đặc biệt trong ngành theo lịch sử đất nước thời bấy giờ.

Những năm 1960 - 1975: Đây là giai đoạn đất nước đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn trước hoàn cảnh chiến tranh. Theo chủ trương của Nhà nước lúc bấy giờ, cán bộ và ngư dân ngành thuỷ sản vừa đẩy mạnh sản xuất vừa tích cực tham gia kháng chiến chống chiến tranh phá hoại miền Bắc với khẩu hiệu “vững tay lưới, chắc tay súng”, “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam”. Năm 1960, Tổng cục thủy sản được thành lập, đánh dấu mốc lớn cho ngành thủy sản, từ đây ngành thủy sản được xem như một chính thể trong cơ cấu kinh tế và sẽ trở thành ngành nghề mũi nhọn của đất nước sau này.

Những năm 1976 - 1980: Đất nước dành được thống nhất, bước vào giai đoạn phục hồi nền kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngành thủy sản chuyển sang giai đoạn phát triển mới với quy mô rộng lớn hơn, trên toàn bộ lãnh thổ nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam. Sự kiện Bộ Hải sản được thành lập năm 1976, thể hiện sự quan tâm ngày càng nhiều của chính quyền đối với ngành. Thực hiện chiến dịch “10 năm Di chúc Bác Hồ”, ngành đã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” trên quy mô toàn quốc, phong trào này đã giúp ngành thủy sản đã gặt hái được một số thành quả nhất định. Số lượng ao hồ nuôi cá tăng lên, sản lượng nuôi trồng có

33

những bước nhảy vượt bậc so với thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của chiến tranh đem lại trong một khoảng thời gian dài, nền kinh tế đất nước lúc bấy giờ đang trong giai đoạn rất khó khăn. Công nghệ kỹ thuật lạc hậu, đất đai, tài nguyên bị tàn phá nặng nề, chính quyền còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm trong việc phục hồi nền kinh tế nên ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa thực sự có nhiều đổi mới trong giai đoạn này.

Giai đoạn 1981 đến nay

Nhận thấy những thất bại nặng nề của chính sách kinh tế lúc bấy giờ, Nhà nước đã có những thay đổi kịp thời để vực dậy nền kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả. Cụ thể, năm 1981, bộ Hải sản được cải tổ lại thành Bộ thủy sản, ngành thủy sản bước sang trang mới, với chiến lược phát triển toàn diện tất cả các hoạt động. Năm 1981 ngành thủy sản đã có bước ngoặt đổi mới qua sự kiện công ty thủy sản Seaprodex Việt Nam được Nhà nước cho phép áp dụng cơ chế hoạt động mới “tự cân đối tự trang trải”. Bản chất của cơ chế này chính là tự cung tự cấp, DN không còn nhận sự hỗ trợ kinh tế từ phía Nhà nước mà phải tự cân đối chi phí sản xuất, doanh thu để tạo ra lợi nhuận cho mình. Việc áp dụng cơ chế kinh tế này trở thành kim chỉ nam thay đổi toàn bộ nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ, mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn bộ ngành nghề trong đó có ngành thủy sản.

Trước xu thế hội nhập mạnh mẽ, xuất khẩu được xem là một trong những động lực phát triển lớn nhất cho ngành thủy sản vì những giá trị to lớn mà nó đem lại. Và để phát triển lĩnh vực xuất khẩu, ngành thủy sản đã quan tâm, chú trong phát triển mọi hoạt động trong chuỗi giá trị thủy sản. Khoa học - công nghệ được đem vào áp dụng cho mọi hoạt động trong chuỗi từ đánh bắt, nuôi trồng cho đến chế biến, phân phối, xuất khẩu. Đồng thời, người lao động trong ngành cũng được nâng cao đào tạo, cải thiện tay nghề. Những bước đúng đắn này của ngành thủy sản đã đem lại nhiều thành quả cho ngành và cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam là một trong 4 quốc gia hàng đầu về lĩnh vực cung cấp thủy sản trên thế giới đồng thời góp mặt vào Top 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất toàn quốc.

Qua biểu đồ 2.1, có thể nhận thấy sau những cải cách lớn về kinh tế, ngành thủy hải sản đã đạt nhiều thành quả đáng ngưỡng mộ. Sản lượng thủy sản tăng đều qua các năm đồng thời tỷ lệ tăng trưởng luôn đạt mức dương ngay cả trong giai

34

đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 và đại dịch COVID 19 năm 2020. Tuy sản lượng tăng đều hàng năm, tỷ lệ tăng trưởng lại có nhiều biến đổi và có xu hướng giảm, điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng ngành thủy sản thế giới hiện nay. Nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, ngành thủy sản đã không còn quá phụ thuộc và điều kiện tự nhiên, nhiều quốc gia không có lợi thế khai thác, nuôi trồng thủy sản giờ đây cũng có thể tham gia ngành nghề này, khiến cho thị trường thủy sản thế giới bị bão hòa và giảm tăng trưởng. Vì vậy, ngành thủy sản Việt Nam đã chú trọng hơn về chất lượng để nâng cao giá trị sản phẩm thay vì chỉ quan tâm đến sản lượng như trước.

Biểu đồ 2. 1. Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 1995-2020

Nguồn: VASEP (2020)

Năm 2020, dù phải chịu nhiều tác động xấu từ môi trường bên ngoài như thời tiết cực đoan và đại dịch toàn cầu Covid-19, hoạt động sản xuất ngành thủy sản vẫn duy trì khá tốt những thành tích đã đạt được trong những năm trước, đặc biệt khi so sánh với những quốc gia khác trong cùng khu vực ngành thủy sản nước ta được đánh giá là vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt. Theo thống kê của hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, tổng sản lượng hải sản năm 2020 đạt 8,4 triệu tấn, trong đó tổng sản lượng khai thác 3,85 triệu tấn và sản lượng hải sản nuôi trồng đạt 4,56 triệu tấn. thủy sản vươn lên trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của Việt Nam chiếm 4-5% GDP toàn quốc và chiếm tới 9-10% tổng kinh ngạch xuất

35

khẩu. Hiện nay, thủy sản đứng thứ 5 chỉ sau các ngành điện tử, may mặc, dầu thô và giày dép về giá trị xuất khẩu. Những con số trên đã nói lên những cố gắng, nỗ lực không ngừng của cả đất nước, đặc biệt là những con người làm việc, hoạt động trong lĩnh vực thủy sản và với những nỗ lực này, trong một tương lai không xa,

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w