Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 73 - 78)

3.1.3.1. Cơ hội

a) Điều kiện tự nhiên thuận lợi

Việt Nam là quốc gia nhiều lợi thế về đặc điểm tự nhiên để phát triển ngành thủy sản. Theo cuốn “Tài liệu hỏi - đáp về biển, đảo Việt Nam” được xuất bản năm 2015 của “Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục thành phố Hồ Chí Minh”,Việt Nam nằm ở vị giáp biển Đông, khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới đồng thời là quốc gia có rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ trải dài theo lãnh thổ quốc gia, nổi bật nhất là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Về sông ngòi, Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc và phong phú có tổng chiều dài hơn 41.900 km, với khoảng 2.360 con sông và kênh lớn nhỏ. Chính vì vậy, hệ sinh thái biển Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, được đánh giá là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất khu vực Đông Nam Á với 544 loài thủy sản trong đó có rất nhiều loài có giá trị kinh tế.

b) Nguồn nhân lực

Làm một ngành nghề đòi hỏi nhiều lao động, ngành thủy sản Việt Nam được đánh giá có rất nhiều lợi thế về nguồn nhân lực. Vì nước ta không chỉ sở hữu tỷ lệ dân số vàng với số người trong độ tuổi lao động cao mà người lao động ngành thủy sản còn được đánh giá là có nhiều kinh nghiệm, đặt biệt là kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh bắt. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức có tầm nhìn xa về ngành nghề thủy sản không chỉ đầu tư nhiều vật chất mà còn cả chất xám để phát triển ngành thủy sản bền vững thông qua những liên kết bền vững trong chuỗi giá trị.

c) Chính sách pháp luật

Phát triển ngành thủy sản bền vững là mục tiêu quan trọng được Chính phủ đề ra trong nhiều kỳ họp Quốc hội gần đây. Từ những năm 2004, chính phủ đã ban hành NĐ số 67/2014/NĐ-CHÍNH PHỦ về một số chính sách phát triển thủy sản quy định rõ các chính sách về đầu tư, tín dụng, vay vốn lưu động, bảo hiểm, ưu đãi thuế,... áp dụng cho ngành thủy sản. Và trong hơn 6 năm qua, chính phủ luôn cố gắng cải cách các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản để tạ điều kiện thuận lợi nhất

61

cho ngư dân, DN thủy sản phát triển. Bên cách những nỗ lực đổi mới chính sách, chính phủ Việt Nam còn không ngừng nâng cấp bộ máy thanh tra chuyên ngành, tăng cường giám sát nghề cá ngăn chặn kịp thời những hành vi cố tình vi phạm các quy định về khai thác đồng thời phổ biến nhanh chóng, kịp thời những thông tin từ Chính Phủ cho người dân, DN. Có thể thấy rằng chính phủ Việt Nam đã dành nhiều sự quan tâm đến ngành thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cả chuỗi giá trị thủy sản thông qua nhiều cải cách không chỉ trong chính sách kinh tế mà còn cả chính sách quản lý Nhà nước.

d) Các hiệp định thương mại

Ngày nay, tại nhiều quốc gia, thương mại được xem như ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp phần lớn thu nhập kinh quốc dân, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nhận thức được tầm quan trọng của thương mại với sự nghiệp phát triển kinh tế, nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương đã được ký kết trong đó có hai hiệp định lớn là EVFTA và CPTPP. Các hiệp định không chỉ mở ra cơ hội cho ngành thương mại, ngành xuất khẩu thủy sản được tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu mà còn thúc đẩy nền thủy sản nước nhà đổi mới phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, các hiệp định thương mại giúp Việt Nam thu hút nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân.

e) Thời cơ “vàng” hậu đại dịch

Hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn ra rất phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới như Ản Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan,... khiến chuỗi giá trị ngành thủy sản của các quốc gia này bị gián đoạn trong thời gian dài. Trong khi đó, Việt Nam lại là một trong số những quốc gia kiểm soát được dịch bệnh tốt nhất thế giới, ổn định và phục hồi nền kinh tế sớm hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới. Điều này đã tạo lợi thế lớn cho Việt Nam đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu thị sản sang các thị trường lớn, tiềm năng, đẩy nhanh việc chiếm lĩnh thị trường quan trọng, nhanh chóng xây dựng và củng cố thương hiệu thủy sản tại thị trường, đặc biệt có đòn bẩy là các hiệp định thương mại đã tham gia.

3.1.3.2. Thách thức

62

Ngày nay, biến đổi khí hậu đang có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngành nông thủy sản là ngành chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đã làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiệt độ nước ta có khả năng tăng khoảng 0,3 - 0,50 độ/năm thậm chí có thể đạt mức tăng kỷ lục thêm 30 độ vào cuối năm 2100. Mặt khác, nhiệt độ lại không ổn định mà có nhiều biến đổi đột ngột, lúc tăng rất cao lúc hạ rất thấp khiến các sinh vật đặc biệt là các sinh vật dưới nước khó có thể thích nghi. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu còn kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Việt Nam được coi là một trong số những quốc gia trên thế giới phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ những hiểm họa liên quan đến các hiện tượng thời tiết cực đoan ở hiện tại và những tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai. Mỗi năm qua đi chúng ta lại thấy rõ thêm những tác động này đối với người dân và nền kinh tế của đất nước. Năm 2020, Việt Nam không những phải đối mặt với những khó khăn do dịch bệnh gây ra mà còn phải đối mặt với nhiều mất mát, hậu quả do các thời tiết cực đoan gây ra. Trong khi các tỉnh miền tây và miền nam, hạn hán kéo dài khiến cho đất đai khô cằn, cây trồng nông nghiệp chết khô hàng loạt, nhiều đất đai trồng trọt bị bỏ hoang thì các tỉnh miền trung liên tục phải hứng chịu nhiều siêu bão đổ bộ, gây ra lũ lụt và sạt lở nghiêm trọng tại các tỉnh miền núi, hậu quả kinh tế và người là không thể kể hết. Theo dự báo đài khí tượng thủy sản, xu hướng thời tiết Việt Nam sẽ ngày càng nóng hơn, đồng thời sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, động đất tại các tỉnh miền trung và miền bắc.

b) Ô nhiễm môi trường

Theo thông tin từ cục Tài nguyên và môi trường, tình trạng ô nhiễm do hoạt động của ngành thủy sản đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng về cả 3 mặt là đất, nước, không khí. Trong đó, môi trường đất và nước là nặng nề nhất. Nguyên nhân được lý giải là do nhiều người dân lạm dụng các chất hóa học, đặc biệt là chất cấm trong nuôi trồng, một số hộ còn trực tiếp xả thải phế phẩm, nước thải từ ao hồ ra nguồn nước mà không qua xử lý. Nghiêm trọng hơn, là khi thủy sản chết vì dịch bệnh, thay vì báo cáo với cơ quan chức năng để tiến hành tiêu hủy đúng cách nhiều

63

hộ, DN nuôi trồng đã xả ra môi trường tự nhiên làm phát tán dịch bệnh trên khu vực diện rộng. Tại những làng nghề đánh bắt, CBTS nhỏ lẻ thì tình trạng này còn diễn ra nghiêm trọng hơn nhiều các cơ sở chế biến tập trung. Khác với những cơ sở chế biến với quy mô công nghiệp được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hiện đại thì hầu hết khu vực làng nghề chế biến, thủy sản được chế biến rất thủ công tại những khu vực không đảm bảo điều kiện vệ sinh, tất cả chất thải sẽ được thải trực tiếp xuống nguồn nước gần đó nhất, thậm chí là nguồn nước sinh hoạt. Bên cạnh đó là nhiều nhà máy CBTS vẫn lén lút xả thải trực tiếp nước thải và chế phẩm rác ra môi trường, không qua xử lý khiến môi trường những khu công nghiệp chế biến bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hoạt động khai thác thủy sản bừa bài, sử dụng những phương thức đánh bắt nguy hiểm như đánh mìn khiến cho môi trường biển gần bờ bị tổn hại, nhiều thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng.

c) Chuỗi cung ứng gián đoạn

Vấn đề chuỗi cung ứng bị đứt gãy, gián đoạn đã tồn tại từ rất lâu trong ngành thủy sản tuy nhiên hiện nay những nỗ lực khắc phục vấn đề này vẫn chưa thực sự hiệu

quả. Đặc biệt là mối liên kết giữa cơ sở chế biến và những nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào là các hộ nông trồng, đánh bắt. Việc có quá nhiều trung gian, quá nhiều thương lái tham gia vào chuỗi giá trị đã tạo ra khoảng cách lớn về thông tin giữa người

nông dân và người sản xuất. Người nông dân không thể nắm rõ nhu cầu của các cơ sở chế biến, còn các cơ sở chế biến không thể cung cấp những thông tin về thị trường, những yêu cầu từ phía thị trường người mua cho người nuôi trồng, đánh bắt. Điều này

dẫn đến việc chất lượng, số lượng sản phẩm thủy sản khó có thể đáp ứng nhu cầu tại những thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU,...

d) Đáp ứng yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu

Nhờ thương mại, giá trị thủy sản Việt Nam tăng gấp 3-4 lần so với giá trị trong nước, đồng thời DN có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, thương hiệu thủy sản Việt Nam được biết đến rộng rãi hơn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên để xuất khẩu sang những thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản thì Việt Nam phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu khắt khe trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay, số DN đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu tại những thị trường trên là rất ít. Một trong số những

64

gốc xuất xứ, yêu cầu về môi trường, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, bao bì, đóng goi,... thậm chí là những yêu cầu về lao động, an sinh xã hội, đóng góp trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm thủy sản chất lượng cao của nội địa và các quốc gia khác như Trung Quốc, Ản Độ đã đe dọa đến những thị phần chính của nước ta và nếu như cả chuỗi giá trị ngành thủy sản không kịp thời cải thiện thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ bị “đánh bật” ra khỏi những thị trường xuất khẩu chủ đạo. Sự kiện vào tháng 10 năm 2017, EC đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm hải sản đánh bắt được xuất khẩu vào thị trường Châu Âu của Việt Nam vì vi phạm các quy định của IUU đã reo lên một hồi chuông cảnh báo cho toàn ngành thủy sản. “Thẻ vàng” không chỉ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu thủy sản của nước ta vào thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam mà còn làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Điều này cũng làm tăng nguy cơ các thị trường lớn khác cũng sẽ đem ra chiếc “thẻ vàng” tương tự cho mặt hàng thủy sản đánh bắt của nước ta.

e) Công nghệ

Khoa học công nghệ giữ một vị trí quan trọng quyết định phần lớn đến chất lượng thủy sản, giá trị thủy sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao và các hoạt động trong chuỗi giá trị còn rất hạn chế, thường mang tính tự phát, thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả trên diện toàn chuỗi chưa cao, chưa thích hợp điều kiện sản xuất thực tiễn. Bên cạnh đó, ngành thủy sản vẫn đang trong tình trạng chậm đổi mới công nghệ cao, hiện tại công nghệ được áp dụng trong ngành thủy sản mới chỉ dừng lại ở công nghệ cơ khí hóa, điện khí hóa và tự động hóa chứ chưa thực sự đạt đến trình độ công nghệ cao. Trong khi các quốc gia nhập khẩu lớn lại liên tục gia tăng những yêu cầu về chất lượng, xuất xứ,. đòi hỏi phải áp dụng công nghệ cao vào toàn chuỗi giá trị thì mới có thể đáp ứng được. Những mặt hạn chế về công nghệ đã khiến cho sản phẩm thủy sản Việt Nam thường đạt giá trị thấp, kém sức cạnh tranh và dễ dàng bị thay thế.

65

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 73 - 78)

w