Kiến nghị đối với bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 88 - 92)

Bộ NN&PTNT là cơ quan được Chính phủ nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam giao trách nhiệm chính trong việc quản lý các hoạt động nông - lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Là đơn vị trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động liên quan đến các lĩnh vực trên, trực tiếp thực hiện những chiến lược, dự án cụ thể theo chính sách và quy định của Chính phủ. Với những nhiệm vụ ấy, Bộ NN&PTNT có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy ngành thủy sản Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, tác giả xin được đưa ra một số kiến nghị sau:

3.3.2.1. Thực hiện tái cơ cấu ngành

Thông quan những đánh giá về nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế và điều kiện của ngành thủy sản. Bộ NN&PTNT với vai trò là cơ quan quản lý trực tiếp ngành thủy sản, cần tập trung tái cơ cấu chuỗi giá trị ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững phù hợp với điều kiện phát triển thủy sản của từng vùng, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với hoạt động bảo vệ môi trường. Thông qua việc kết nối các thành phần trong chuỗi giá trị lại với nhau, tổ chức lại cách thức vận hành của chuỗi giá trị nâng cao chất lượng, số lượng đồng thời nâng cao hiệu khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của sản phẩm thủy sản. Thường xuyên triển khai những hoạt động tuyên truyền có sự tham gia của các cấp chính quyền và chuyên gia ngành thủy sản để vận động bà con, DN chuyển đổi mô hình nuôi trồng, khai thác theo phương thức truyền thống sang công mô hình hiện đại theo hướng công nghiệp hóa ngành thủy sản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, tổ chức lại hoạt động khai thác từ khai thác gần bờ chuyển sang đánh bắt xa bờ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành từ đánh bắt, khai thác sang nuôi trồng.

Hiện nay, do nhiều tác động từ biến đổi khí hậu và hoạt động khai thác trái phép mà nguồn lợi thủy sản nước ta đã giảm sút nhanh chóng đến báo động. Điều này cũng dẫn đến nhiều ngư dân bất chấp vi phạm khai thác hải sản tại những vùng bảo tồn và vùng biển quốc gia khác. Trong khi đó với đặc điểm địa hình có đường biển dài, nước ta có rất nhiều lợi thế để phát triển nghề nuôi trồng biển. Chính vì vậy, bộ NN&PTNT cần phải xây dựng chiến lược phát triển ngành thủy sản phù hợp hơn

76

với điều kiện hiện tại, cụ thể là cần giảm dần tỷ lệ thủy sản đánh bắt xuống, đặc biệt là tỷ lệ khai thác thủy sản gần bờ và tập trung nguồn lực vào việc phát triển nuôi trồng biển. Tại những vùng có tiềm năng địa lý về nuôi trồng biển như khu vực Tây Nam Bộ, miền Trung và ĐBSCL, bộ nên thường xuyên mở các cuộc đối thoại với cán bộ địa phương, các chuyên gia để có những bước đi cụ thể trong việc triển khai hoạt động nuôi trồng biển với quy mô lớn tại những địa phương này song hành là hoạt động phổ biến, tuyên truyền cho người dân về mô hình kinh tế mới để khi áp dụng vào thực tiễn, người dân, DN không quá bỡ ngỡ.

3.3.2.2. Tăng cường quản lý

Cán bộ ngành cần tăng cường quản lý chuỗi giá trị ngành thủy sản trên mọi hoạt động của chuỗi giá trị. Thắt chặt kiểm tra quản lý các nhà cung ứng giống chất lượng giống, tăng mức xử phạt đối với hành vi cố tình cung cấp con giống kém chất lượng, nhiễm bệnh. Với các con giống đảm bảo khỏe mạnh, có những đặc tính vượt trội đem lại giá trị kinh tế cao góp phần lớn việc nâng cao sản lượng nuôi thủy sản. Bên cạnh việc quản lý con giống, cần thực hiện kiểm tra kết hợp tuyên truyền các quy định mới của Luật thủy sản 2017 về điều kiện sản xuất, kinh doanh dành cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, hoá chất, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản. Đồng thời thực hiện thẩm tra, đánh giá và xếp loại, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản cho các cơ sở đạt yêu cầu, đình chỉ các hoạt động các cơ sở cố tình vi phạm những quy trinh trong nuôi trồng bao gồm cả vi phạm về môi trường. Đặc biệt cần tăng cường nâng cấp bộ máy thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động nghề cá bằng việc: đầu tư kinh phí phát triển đội tàu kiểm ngư cũng như kinh phí duy trì hoạt động của đội tàu này đảm bảo hoạt động tuần tra giám sát hoạt động nghề cá được diễn ra thường xuyên, liên tục, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời tăng cường vai trò quản lý của cộng đồng, của các tổ đội sản xuất trên biển, của các hợp tác xã, của các hiệp hội,... nhằm mục tiêu phát triển lợi ích đồng thời gắn liền với trách nhiệm của cộng đồng, giảm thiểu vai trò cũng như các chi phí trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố khai thác hiệu quả bền vững nguồn lợi thủy sản.

77

3.3.2.3. Tăng cường hỗ trợ

Hiện nay, mức độ liên kết trong chuỗi giá trị ngành thủy sản vẫn còn rất thấp, đặc biệt là liên kết giữa cơ sở chế biến và người đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Vì vậy mà người dân không thể nắm bắt nhu cầu của các nhà máy để điều chỉnh quy mô nuôi trồng đánh bắt phù hợp dẫn đến tình trạng đến mùa thu hoạch người nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không tìm được đầu ra cho sản phẩm vì không có thương lái đến thu mua. Trong những tình huống này, Bộ NN&PTNT cần phải kết hợp với những cơ quan bộ ngành khác hỗ trợ người dân kết nối với các DN chế biến để tiêu thụ sản phẩm, điều hướng và phân phối thủy sản tới những nguồn đầu ra ổn định, thực hiện chiến dịch truyền thông để tìm ra những nguồn đầu ra tiềm năng mới cho bà con ngư dân, nông dân. Là cơ quan quản lý ngành thủy sản, Bộ có một trữ lượng lớn các thông tin về ngành thủy sản từ thông tin về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường, số DN, hộ gia đình kinh doanh các ngành nghề về thủy sản, nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước,... đây là những thông tin rất cần thiết cho kế hoạch phát triển của ngành vì vậy mà bộ phải thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin đến DN, người gian, tận dụng những thông tin đã có để phân tích và đưa ra những giải pháp khắc phục khó khăn cho ngành. Ví dụ như tại những địa phương có lợi thế về thủy sản, người dân ồ ạt chuyển mô hình kinh doanh nuôi trồng khiến mật độ nuôi trồng quá dày gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và chất lượng thủy sản thì các cơ quan chức năng địa phương dưới sự hướng dẫn của Bộ sẽ hướng dẫn người dân san thưa các cơ sở một cách hợp lý để thủy sản được chăm sóc tốt, hạn chế rủi ro, giảm thiểu chi phí sản xuất. Ngoài ra, cần phải theo dõi thường xuyên diễn biến thời tiết, đưa ra những cảnh báo về môi trường cho người dân kịp thời ứng phó đồng thời dạo vào cơ sở dữ liệu đó triển khai những chương trình bảo vệ môi trường. Hiện nay, tại các tỉnh miền nam và miền tây, trình trạng nhiễm mặn mặn diễn ra vô cùng phức tạp, gây ra những thiệt hại lớn cho người nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ. Để khắc phục những thiệt hại do biến đổi khí hậu tương tư như trên, Bộ NN&PTNT cần kết hợp với Bộ tài nguyên và môi trường tìm những phương hướng giải quyết mới cho vấn đề. Với tình trạng nhiễm mặn, các địa phương nên triển khai trồng rừng ngập mặn ven biển

78

để tạo lá chắn xanh bảo vệ đê điều và đất liền đồng thời nên cải thiện diện tích rừng ngập mặn sẵn có để rừng ngập mặn phát huy tốt nhất vai trò của nó.

Trong lĩnh vực áp dụng khoa học - công nghệ cao cho các đối tượng trong chuỗi giá trị thủy sản, đặc biệt là nông dân, ngư dân. Trước khi chuyển giao công nghệ cao, các cơ quan địa phương phải cùng với các chuyên gia khảo sát điều kiện tại địa phương mình và lựa chọn phương án công nghệ phù hợp nhất, rồi mới triển khai công tác tư tưởng, định hướng người dân phát triển nghề thủy sản theo hướng công nghệ cao tạo ra giá trị kinh tế lớn. Trong quá trình người dân áp dụng công nghệ cao vào lao động sản xuất, các cán bộ địa phương và chuyên gia cần phải tập huấn kỹ càng, giám sát chặt chẽ quá trình đảm bảo công nghệ được áp dụng hiệu quả nhất, tránh gây thất thoát lãng phí cho ngân sách Nhà nước.

3.3.2.4. Gỡ “thẻ vàng” của EC

Sau 3 năm nỗ lực tìm cách tháo gỡ “thẻ vàng” của EC, Việt Nam đã có những bước tiến mới trong việc kiểm soát tình trạng khai thác thủy sản trái phép tại những khu bảo tồn và vùng biển nước ngoài, tuy nhiên sau cuộc đánh giá gần đây nhất của EC, nước ta vẫn chưa đủ điều kiện được gỡ “thẻ”. Do vẫn còn quá nhiều trường hợp tàu cá Việt Nam đánh bắt thủy sản trái phép tại vùng biển nước ngoài và bị cảnh sát biển nước ngoài bắt giữ, tố cáo. Thái Lan cùng từng là quốc gia nhận “thẻ vàng” từ EC với những lý do tương tự như Việt Nam, tuy nhiên chỉ sau 4 năm EC đã gỡ “thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác của Thái Lan. Tăng cường kiểm soát là biện pháp hàng đầu được Thái Lan áp dụng để cải thiện tình trạng đánh bắt trái phép trên biển và tăng cường hiệu quả hoạt động ngành khai thác biển. Từ bài học của Thái Lan, chính phủ và các cơ quan có liên quan cần phải “mạnh tay” hơn nữa trong việc hướng dẫn, kiểm soát, xử phạt đối với những tàu khai thác vi phạm. Theo đó bộ NN&PTNN cần kiến nghị lên với chính phủ về việc tăng mức xử phạt đối với những tàu cá cố tình vi phạm các quy định liên quan đến chống đánh bắt thủy sản trái phép, kết hợp chặt chẽ với các đơn vị như Cảnh sát biển, bộ đội biên phòng và các cán bộ địa phương thực hiện tuyên truyền đến từng tàu thuyền đánh cá về quy định chống khai thác thủy sản trái phép, chỉ rõ cho những ngư dân thấy hậu quả nghiêm trọng của những hành vi sai phạm, đồng thời tăng cường kiểm tra thiết bị theo dõi hành trình trên tàu, cấm tuyệt đối những tàu thuyền khai thác nào không có

79

thiết bị tham gia hoạt động khai thác thủy sản, đồng thời tăng cường lực lượng tuần tra biển, giám sát chặt chẽ khu vực biên giới biển đảo. Bên cạnh việc tăng cường kiểm soát, bộ cũng cần đề ra với chính phủ những chính sách hỗ trợ ngư dân lắp đặt thiết bị giám sát vì thực tế chi phí lắp đặt thiết bị này khá cao so với điều kiện kinh tế của ngư dân đánh bắt lẻ. Đồng thời đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành, định hướng, hướng dẫn và giúp đỡ ngư dân chuyển sang mô hình nuôi trồng biển thay vì tiếp tục khai thác vì một trong những lý do chính mà chủ tàu cá thường không muốn lắp thiết bị giám sát hay tắt thiết bị trong quá trình hoạt động là do nguồn lợi thủy sản Việt Nam đang giảm sút quá nhanh, không còn đủ cho ngư dân khai thác, buộc họ phải sang vùng biển nước khác khai thác dù họ biết đó là việc làm sai trái và có thể bị phạt rất nặng.

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 88 - 92)

w