Thực trạng hoạt động xuất khẩu, phân phối, tiêu thụ

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 55 - 59)

2.2.4.1. Sản lượng xuất khẩu

Trước xu thế hội nhập sâu rộng, ngành xuất khẩu thủy sản đã có nhiều đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nước nhà nói chung và cho sự phát triển ngành thương mại, ngành thương mại thủy sản nói riêng. Theo báo cáo của NN&PTNT năm 2018 kinh ngạch xuất khẩu thủy sản đạt con số kỷ lục 8.8 tỷ USD tăng gần 8,4%. Trong

43

đó, kinh ngạch xuất khẩu cá Tra, mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất ghi nhận con số tăng trưởng 26,4% với tổng giá trị 2,26 tỷ USD.

Biểu đồ 2. 7. Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 1997-2020

Nguồn: VASEP (2020)

Quan sát biểu đồ 2.7 nhìn chung giá trị xuất khẩu thủy sản tăng đều theo hàng năm từ năm 1997 cho đến nay và đat giá trị kỷ lục vào năm 2018. Năm 2019, giá trị xuất khẩu có sự giảm sút nhẹ do sự sụt giảm nhu cầu của các thị trường chính như Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu những quốc gia đang phải chịu tác động trực tiếp của sự kiện Brexit và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Năm 2020, tiếp tục là một năm khó khăn đối với ngành thủy sản Việt Nam, dưới những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, nhu cầu tiêu dùng thế giới bị sụt giảm nghiêm trọng cùng với đó là sự đứt gãy trong chuỗi giá trị toàn cầu khi nhiều quốc gia thực hiện hạn chế xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, năm 2020 cũng là một năm thuận lợi cho ngành thủy sản Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị tại thị trường lớn như EU sau khi Hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực, nhiều mặt hàng thủy sản được đưa về mức thuế ưu đãi 0% ngay lập tức. Lợi thế đó đã được ngành thủy sản Việt Nam tận dụng để chiếm lĩnh thị phần “béo bở” Châu Âu và bước đầu ngành đã đạt được những thành công nhất định. Với tổng kinh ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2020 đạt 8.5 tỷ USD, ngành thủy sản Việt Nam được giới các chuyên gia đánh giá cao, là điểm sáng kinh tế thủy sản khu vực Đông Nam Á và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nếu chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh.

44

Biểu đồ 2. 8. Giá trị xuất khẩu tôm và cá tra Việt Nam 1998-2020

Nguồn: VASEP (2020)

Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu 2 loại thủy sản là tôm và cá tra. Theo biểu đồ 2.8, từ năm 1998-2020, giá trị xuất khẩu tôm năm 2020 đã tăng gấp hơn 8 lần so với 22 năm trước, ghi nhận con số 3,73 tỷ USD, mức tăng trưởng đóng góp 10%/năm. Có thể thấy rằng mặt hàng tôm hiện đang là mặt hàng tiềm năng nhất ngành xuất khẩu thủy sản với tỷ trọng cao nhất, tăng trưởng cao và ổn định nhất. Bên cạnh đó mặt hàng cá tra cũng ghi nhận những con số ấn tượng không kém, giá trị tăng gấp 162 trong vòng 22 năm, tăng trưởng đạt 26%/ năm, tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng đã giảm từ 32% xuống còn 18%.

Mặt khác, dù các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu từ rất sớm, các sản phẩm tôm, cá tra của Việt Nam được xem là mặt hàng nhập khẩu chính tại một số thị trường như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, rất ít người tiêu dùng tại các thị trường này biết đến thương hiệu thủy sản Việt Nam. Hiện nay, sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là sản phẩm thô do nhiều mặt hàng thủy hải sản gặp nhiều vướng mắc, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của phía thị trường về yêu cầu truy xuất nguồn gốc, bao gói sản phẩm,... Các DN trong nước còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức về thị trường khiến cho việc phân phối sản phẩm trực tiếp trở nên rất khó khăn. Việc chỉ tập trung chế biến và xuất khẩu nguyên liệu thô khiến chuỗi giá trị thủy sản trong nước bị gián đoạn do thiếu trầm trọng nguyên

45

liệu thô để chế biến, những DN đầu tư lớn vào những dây chuyền sản xuất thủy sản hiện đại, tạo ra sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao lại thiếu hụt nguyên liệu, khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trễ và gây ra những tổn thất kinh tế lớn cho cả DN và ngành thủy sản.

2.2.4.2. Thị trường xuất khẩu

Biểu đồ 2. 9. Thị trường xuất khẩu chính của ngành thủy sản Việt Nam

Nguồn: VASEP (2020)

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, hiện nay các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã được xuất sang hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó có nhiều thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Anh, Canada, Nga, những thị trường này chiếm khoảng 92-93% thị phần xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Quan sát biểu đồ 2.9, thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam phụ thuộc vào 6 thị trường chính gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các quốc gia trong khối ASEAN, trong đó Mỹ chiếm thị phần cao nhất (19,3%) theo sau lần lượt là Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và ASEAN với những con số được ghi nhận là 16.8%; 16,5%;11,4%; 9,2%; 6,7%. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sang EU chững lại do sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ những yêu cầu về kỹ thuật, an toàn thực phẩm do Châu Âu đặt ra. Năm 2017, Việt Nam đã phải nhận “thẻ vàng” của EU do vi phạm các quy định IUU của họ, theo đó IUU cho rằng Việt Nam đã thực hiện đánh bắt cá trái phép, không có báo cáo với các cơ quan chức năng và không chịu sự quản lý

46

hay tuân thủ các quy định quốc tế về khai thác tài nguyên biển. Sau ba năm, mặc dù các cấp chính quyền cùng DN đã có rất nhiều cố gắng đáp ứng yêu cầu của IUU, tuy nhiên việc gỡ “thẻ vàng” từ EU vẫn là còn là thách thức lớn cho ngành thủy sản Việt Nam. Tại những thị trường như ASEAN, Hàn Quốc sản lượng xuất khẩu hàng năm khá ổn định so với thị trường EU. Trong khi đó, xuất khẩu hải sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất, hiện nay thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng chủ lực cá tra là Trung Quốc. Trong giai đoạn 2014-2019, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng khoảng 42%/năm, tỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam từ 6% năm 2014, lên đến 35% năm 2019. Do ngành cá tra nước ta phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, mảng cá tra Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch bệnh COVID-19 diễn ra tại thị trường này. Trong tháng 2/2020, tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này giảm 32% so với cùng kỳ, chỉ đạt 210 triệu USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm lên đến 52%. Lý giải cho sự sụt giảm lớn này, tại thị trường Trung Quốc, các sản phẩm cá tra Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tại các hệ thống nhà hàng lẩu, khách sạn, chuỗi ẩm thực. Do đó, khi dịch bệnh bùng phát, nhu cầu đi lại bị hạn chế, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống đều tạm thời ngưng hoạt động khiến nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh. Ngoài ra, khoảng 20% lượng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua con đường tiểu ngạch, cũng là một nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này giảm mạnh trong thời gian Trung Quốc đóng cửa biên giới. Còn tại những thị trường Nhật Bản, Mỹ mặc dù vẫn duy trì được mức tăng trưởng khả quan, nhưng ngành thủy sản vẫn đang phải đối mặt với ngày càng nhiều thách thức, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm thủy sản nguồn gốc từ Ản Độ, Ecuador, những quốc gia cũng đang gặp khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w