Một số hiệp định khác

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 64 - 65)

Bên cạnh việc tham gia 2 hiệp định thương mại lớn là CPTPP và EVFTA, Việt Nam cũng đã tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương với nhiều quốc gia có quan hệ mật thiết về thương mại với nước ta. Trong đó phải kể đến các hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam như hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Trung Hoa, hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung, hiệp định Việt Nam - Trung Hoa về quá cảnh hàng hóa, ... Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thương mại Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Năm 2000 cả 2 bên đã ký kết hiệp định

52

về quan hệ thương mại giữa CHXH Chủ Nghĩa Việt Nam và Hoa Kỳ với những cam kết sẽ tạo thuận lợi cho phát triển thương mại giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, sau sự kiện Brexit năm 2019, Anh rời khỏi liên minh Châu Âu, Chính phủ Việt Nam cũng đã nhanh chóng đàm phán và ký kết thành công “Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len” được viết tắt UK VFTA. Nội dung UK VFTA được xây dựng dựa trên những thỏa thuận đã đạt được trong EVFTA, tuy nhiên vẫn có một số điều chỉnh nhất định trong hiệp định để phù hợp với bối cảnh của hai quốc gia tại thời điểm ký kết.

Trong những năm vừa qua, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN trong nước phát triển, thúc đẩy nền kinh tế hội nhập, Đảng và Chính phủ đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện cơ chế pháp luật, đổi mới chính sách phù hợp với thời thế. Việc tham gia các hiệp định song phương và các hiệp định đa phương lớn, phần nào thể hiện quyết tâm của Việt Nam được tham gia và đóng góp cho chuỗi giá trị toàn cầu, được khẳng định vị thế của mình trên bản đồ thế giới.

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w