Phát triển công nghệ, kỹ thuật cao

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 80 - 82)

Công nghệ, kỹ thuật đóng vai trò lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cả chuỗi giá trị thủy sản, việc đầu tư và áp dụng công nghệ cao quyết định rất lớn đến giá trị thủy sản, đặc biệt là những mặt hàng thủy sản xuất khẩu thì công nghệ quyết định lớn đến việc mặt hàng đó có đáp ứng đủ điều kiện về an toàn thực phẩm để gia nhập thị trường đó hay không. Ngày nay mọi hoạt động trong ngành thủy sản đều gắn liền với khoa học - công nghệ.

Hoạt động nhân giống, nuôi trồng: Hoạt động ươm mầm và nuôi trồng nguồn giống là hoạt động đầu tiên trong chuỗi giá trị thủy sản, cũng là hoạt động quyết định phần lớn thành bại của vụ mùa nuôi trồng, khai thác. Vì vậy, DN lớn trong chuỗi giá trị, dù hoạt động chính ở bất kỳ lĩnh vực nào khác đều phải quan tâm đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động này đầu tiên. Tuy nhiên, lĩnh vực nghiên cứu luôn đòi hỏi nguồn lực lớn về tài chính và nhân lực chất lượng cao nên khi tham gia vào nghiên cứu sản xuất những giống thủy sản mới, DN cần kết nối với những chuyên gia từ viện nghiên cứu, trường đại học, các hiệp hội trong ngành đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi nhất để có thể đưa con giống mới vào nuôi trồng diện rộng. Về nuôi trồng thủy sản, đây là ngành được chính phủ hỗ trợ rất nhiều về chuyển giao công nghệ nên các DN kinh doanh về lĩnh vực này cần phải tận dụng tối đa cơ hội này để tiếp cận các chuyên gia, các mô hình nuôi trồng công nghệ mới tìm ra những môi hình hiệu quả nhất đối với điều kiện sản xuất của mình đồng thời phải tích cực tham gia tập huấn, học hỏi để có thể đạt hiệu quả nuôi trồng tốt nhất từ việc áp dụng công nghệ cao. Một số hệ thống, mô hình, công nghệ nuôi trồng hiện đại đã được thử nghiệm thành công tại nhiều tỉnh thành nước ta có mà DN, hộ nuôi trồng nên quan tâm gồm: hệ thống nuôi trồng RAS, kết hợp nuôi trồng thủy sản và rau thủy sinh, nuôi trồng thủy sản xa bờ,... công nghệ sinh học sản xuất thức ăn chăn nuôi như công nghệ hóa sinh, vi sinh, enzyme,... công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích, kiểu soát toàn bộ hoạt động nuôi trồng,.

Hoạt động khai thác: Tàu thuyền là phương tiện lao động thiết yếu của ngành khai thác thủy sản, quyết định lớn đến hiệu quả khai thác của ngư dân. Chính vì vậy, để nâng cao khả năng khai thác thủy sản, chúng ta cần tập trung đầu tư công

68

nghệ cho tàu thuyền đánh bắt, bao gồm công nghệ đánh bắt và công nghệ bảo quản. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, hầm bảo quản công nghệ PU là công nghệ phù hợp nhất với điều kiện đánh bắt của Việt Nam hiện nay. Tàu thuyền sau khi lắp đặt công nghệ PU sẽ bảo quản thủy sản được lâu hơn so với việc bảo quản bằng đá lạnh từ 5-7 ngày, vì vậy mà tàu thuyền có thể thực hiện đánh bắt trên biển lâu hơn, xa hơn, ngoài ra chất lượng thủy sản đánh bắt cũng được cải thiện đáng kể. Neu như trước kia, ngư dân chỉ có thể khai thác một số địa điểm thủy sản gần bờ nhất định do không thể nắm bắt được khu vực nào khác có nhiều nguồn lợi thủy sản, cách đánh bắt chỉ dựa vào kinh nghiệm này thường đem lại hiệu quả kinh tế kém, thủy sản thu hoạch được có giá trị không cao, thậm chí không có giá trị về mặt kinh tế, về lâu dài sẽ gây ra tình trạng tận diệt một số giống loài thủy sản thì ngày nay, với việc sử dụng tàu thuyền có lắp đặt công nghệ cao, ngư dân có thể dễ dàng khắc phục những vấn đề trên. Với việc sử dụng máy dò ngang, máy phát hiện tần số, ngư dân có thể nhanh chóng xác định được những khu vực giàu nguồn lợi thủy sản, quy mô đàn cá,... Một số công nghệ khác như sóng siêu âm thì lại giúp phân loại kích thước, giống loại của thủy sản để DN có những chiến lược đánh bắt phù hợp, tập trung hơn vào việc khai thác những giống thủy sản có giá trị cao. Đặc biệt, với công nghệ đánh bắt thu hoạch một cách toàn diện (Precision Seafood Harvesting) cho phép thủy sản có thể phân loại chính xác các loài, kích thước thủy sản ngay khi thủy sản đang bơi lội dưới nước trong phạm vi lưới của thuyền và sẽ đưa ra thông báo cụ thể cho ngư dân liệu thủy sản khu vực này có phù hợp với mục tiêu đánh bắt hay không từ đó giúp chủ các tàu thuyền dễ dàng ra quyết định kéo lưới. Công nghệ này không chỉ giúp nâng cao chất lượng thủy sản, cải thiện hiệu quả kinh tế đánh bắt mà còn giúp các quốc gia bảo vệ sự đa dạng sinh học biển, phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản.

Hoạt động thu mua: Với những đặc điểm riêng biệt của ngành hàng tươi sống, hiệu quả của hoạt động thu mua chịu tác động rất nhiều từ việc bảo quản trong quá trình vận chuyển và lưu khó. Chính vì vậy mà cá bên thu mua, đặc biệt là những chủ vực, thương lái và nhà chế biến lớn nên đầu tư xây dựng kho lạnh để có thể bảo quản sản phẩm lâu hơn đồng thời có một nguồn nguyên liệu ổn định không bị phụ

69

thuộc vào vụ mùa. Bên cạnh đó, cần đưa ra những quy trình thu mua chuẩn hóa để xử lý nhanh nhất việc vận chuyển thủy sản sau khi được thu hoạch và đưa lên bờ.

Hoạt động sản xuất chế biến: Trong chuỗi giá trị ngành thủy sản, hoạt động sản xuất, chế biến là hoạt động phụ thuộc công nghệ, kỹ thuật cao nhiều nhất. Chính vì vậy các DN sản xuất, chế biến cần chú trọng nhiều hơn về việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao một cách đồng bộ. Bên cạnh đó, DN cần chuyển đổi dần mô hình CBTS đơn giản sao những mô hình chế biến phức tạp hơn để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao gấp nhiều lần sản phẩm sơ chế, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, bằng việc ứng dụng các công nghệ sinh học, CAS, Nano, Enzyme,. Một số sản phẩm nổi bật được tạo ra từ những công nghệ này gồm: các sản phẩm đóng hộp, bột đạm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, dầu cá, dầu hàu,. Ngoài ra các công nghệ trên là động lực thúc đẩy một phát triển ngành CBTS mới đầy tiềm năng, đó là ngành chế biến phụ phẩm thủy sản. Song song với việc phát triển công nghệ cao trong chế biến, ngành thủy sản cần phải chú trọng đến bao bì đóng gói, vì hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn của ngành thủy sản đều có yêu cầu cao về bao bì bảo quản, bao bì đóng gói,. Ngoài ra với những mẫu bao bì đẹp, bắt mắt thì sản phẩm cũng sẽ dễ thu hút người tiêu dùng hơn và độ phổ biến thương hiệu cũng cao hơn.

Hoạt động phân phối: Để nâng cao giá trị thủy sản xuất khẩu, DN sản xuất, phân phối cần đầu tư nhiều hơn cho hoạt động phân phối, đặc biệt là mảng công nghệ số, công nghệ thông minh. Muốn gia tăng hình ảnh thương hiệu thủy sản xuất khẩu trên diện rộng, các DN cần nhanh chóng áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trực tuyến, với hệ thống này, người tiêu dùng có thể nhanh chóng xác định được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm và các thông tin cần thiết khác về sản phẩm, đây là cách mà DN có thể nhanh chóng tạo niềm tin với khách hàng về thương hiệu mà ít tốn kém nhất. Bên cạnh đó, DN cần đẩy mạnh hoạt động marketing trực tuyến, quảng bá thương hiệu tại những diễn đàn thủy sản trực tuyến, sàn thương mại điện tử lớn của thế giới.

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 80 - 82)

w