MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TÁC

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 59 - 62)

ĐỘNG ĐẾN CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 2.3.1. Luật thủy sản Việt Nam 2017

Luật thủy sản Việt Nam 2017 được ban hành vào ngày 21/11/2017, “quy định về hoạt động thủy sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản, quản lý Nhà nước về thủy sản”và có hiệu

47

lực từ ngày 01/01/2019. Luật Thuỷ sản 2017 có nhiều cải cách so với luật ban hành trước, giảm 1 chương (9/10) và tăng 43 Điều so với Luật thuỷ sản 2003. Cụ thể, những điểm mới được đưa vào Luật thủy sản 2017 bao gồm: Điều 10 “Các quy định về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản”. Theo đó, mọi cá nhân, tổ chức phải tham gia cùng với chính quyền cơ sở quản lý hoạt động và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, mọi người dân, tổ chức phải có ý thức và trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản của quốc gia. Quy định này đã nâng tầm vai trò của cộng động với lợi ích của quốc gia, bảo vệ tài nguyên biển là trách nhiệm của cả cộng đồng chứ không chỉ là trách nhiệm của chính quyền. Bên cạnh đó, luật Thuỷ sản 2017 cũng có nhiều điểm thay đổi về quy định của “Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản” và “quỹ cộng đồng” được thể hiện tại Điều 21 và Điều 22. Còn về hoạt động nuôi trồng thủy hải sản. Luật đã quy định rất chi tiết tại Chương III, từ Điều 23 đến Điều 47 theo đó, bộ luật mới đã không bỏ sót bất kỳ một đối tượng, hình thức và mục đích nuôi trồng thủy sản nào. Cùng với đó, luật cũng đã bổ sung nhiều nội dung liên quan đến “Quy định chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU)” do EC ban hành, trong đó có việc tăng mức xử phạt đối với hành vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vi phạm vùng biển khai thác nước ngoài.

Việc thực hiện Luật thủy sản năm 2017 sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến người dân, DN theo hướng tích cực bởi Luật đã quy định triệt để các dịch vụ công, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và thay đổi một số phương thức quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy sản theo hướng nâng cao trách nhiệm của người dân, DN, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ giảm sát và hỗ trợ để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật. Tuy nhiên, nếu người dân, DN không thực hiện đúng các quy định của Luật sẽ có các ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành thủy sản. Có thể thấy rằng luật thủy sản Việt Nam đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng, điều chỉnh toàn diện các quan hệ xã hội trong lĩnh vực thủy sản, từ đó tạo điều kiện thuận lợi giúp các cá nhân, tổ chức hoạt động trong ngành thủy sản và các ngành nghề liên quan có cơ hội phát triển, đưa hình ảnh thủy sản Việt ra toàn thế giới.

48

2.3.2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

“Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” hay được gọi tắt là CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với sự tham gia của 11 quốc gia thành viên bao gồm: Brunei, Canada, Chi-lê, Nhật Bản, Australia, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 sau một khoảng thời gian dài đàm phán. Ve nội dung, CPTPP giữ nguyên những nội dung cơ bản của TPP nhưng theo quy định mới của CPTPP các nước thành viên được tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ hiện tại trước bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định CPTPP.

Việc tham gia CPTPP đã đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích to lớn không chỉ riêng cho ngành thương mại mà còn cho chuỗi giá trị các mặt hàng trong nước. Tham gia hiệp định có sự góp mặt của nhiều thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Singapore, New Zealand, Australia, trong đó Nhật Bản và Canada là hai thị trường tiềm năng của ngành thủy sản. Theo hiệp định CPTPP, khi Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia tham gia hiệp định thì sẽ được hưởng mức thuế quan vô cùng ưu đãi. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam bao gồm điện tử, nông sản, thủy sản sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệp lực. Điều này đồng nghĩa với việc, tại 10 thị trường đang chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hầu hết các mặt hàng thủy sản xuất khẩu có thể mạnh sẽ được hưởng mức thuế 0%. Tại thị trường lớn như Nhật Bản, hầu hết các mặt hàng thủy sản xuất sang thị quốc gia này đang chịu mức thuế cơ bản 4.8%- 10,5% sẽ được giảm về 0% ngay, tuy nhiên các sản phẩm thủy sản như cá trích, các thu có lộ trình 6 năm. Những sản phẩm thuộc mã nhóm 03 bao gồm cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt đỏ, cá ngừ albacore, cá hồi, cá trích,... cũng có lộ trình giảm thuế về 0% trong vòng 6- 11 năm. Với 2 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là tôm và cá tra sẽ được áp dụng mức thuế 0% tại tác cả quốc gia tham gia hiệp định CPTPP trong đó các quốc gia này chiếm 31% tổng sản lượng tôm và 15% tổng sản lượng cá tra mà Việt Nam xuất khẩu. Bên cạnh những lợi ích trực tiếp từ việc cắt giảm thuế nhập khẩu về 0%, Việc gia nhập hiệp định CPTPP còn đem lại cho Việt Nam cơ hội tham gia sâu rộng

49

hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Tham gia hiệp định, Việt Nam sẽ có liên kết sâu sắc hơn với các quốc gia tham gia, được các quốc gia hỗ trợ về nhiều mặt như khoa học - công nghệ, nâng cao kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động,... Sự hỗ trợ lớn của các quốc gia tham gia hiệp định là điều kiện quan trọng để các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có các mặt hàng thủy sản được thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và mở ra cơ hội cho ngành thủy sản nâng tầm sức ảnh hưởng của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, hiệp định CPTPP còn là động cơ thúc đẩy đổi mới chính sách kinh tế của đất nước. Cũng như việc tham gia các tổ chức kinh tế khác như WTO, CPTPP thúc đẩy chính phủ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật, chính sách kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế thị trường và cải thiện môi trường kinh doanh phù hợp với xu thế toàn cầu. Hiệp định CPTPP cũng gián tiếp tác động đến thị trường việc làm, xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế trong nước theo mặt tích cực.

Bên cạnh những lợi ích vô cùng lớn khi tham gia hiệp định CPTPP, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong việc đáp ứng những yêu cầu khắt khe của hiệp định. Đầu tiên phải kể đến là việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế. Việt Nam sẽ phải điều chỉnh và sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động, công đoàn,. Điều này không chỉ tạo áp lực lên hành lang pháp lý mà còn ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước qua việc cắt giảm thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không cần phải thay đổi đột ngột chính sách do có đến 7/10 nước đã có FTA với Việt Nam trước đó, chỉ còn 3 nước là Canada, Mexico và Peru là chưa có FTA với Việt Nam nhưng thị trường tại 3 quốc gia này không quá lớn. Hiệp định CPTPP cũng đặt ra nhiều thách thức cho DN đặc biệt là những DN vẫn đang dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước, các DN vừa và nhỏ,. do cạnh tranh trong nhóm là rất cao đặc biệt là mặt hàng nông - thủy sản đòi hỏi tất cả các DN trong chuỗi phải chủ động tiếp cận các thông tin về hiệp định để nắm bắt được những cơ hội mà hiệp định mang lại và chuẩn bị tốt cho cạnh tranh quốc tế.

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w