4. Ý nghĩa của đề tài
1.1.5. Khái quát về chương trình 135
1.1.5.1. Giới thiệu chương trình 135
Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (được gọi là Chương trình 135) được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998 nhằm tăng cường hoạt động xóa đói giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vù Chính phủ ban hành Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 về việc hợp nhất dự án định canh định cư, dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao vào Chương trình 135. Ngoài ra, năm 2001 dự á hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn” được chuyển từ CTMTQG XĐGN sang “Chính sách hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc đặc biệt bước chuyển đó CT 135 hiên nay bao gồm 5 hợp phần : phát triển cơ sở hạ cơ sở hạ tầng trung tâm cụm xã, quy hoạch ổn định dân cư, khuyến nông với ngành công nghiệp chế biến), và đào tạo cán bộ xã/thôn bản ở các vùng miền núi, vùng sâu xa.
Chương trình 135 có thể được xem là một công cụ đặc biệt phục vụ cho tập trung nguồn lực XĐGN và các hoạt động vào những khu vực địa lý cụ thể. Trên thực tế, chính quyền đã đơn giản hoá các thủ tục đầu tư các dự án công trình hạ tầng cơ sở trong chương trình. Vì vậy, CT MTQG XĐGN và Chương trình 135 có trùng nhau về địa lý. Và công tác điều phối và lồng ghép cả hai chương trình được thực hiện thông qua công tác lập kế hoạch hàng năm tại các cấp địa phương, đặc biệt là tại cấp tỉnh. [Lê Chi Mai, 2001]
1.1.5.2. Mục tiêu của Chương trình 135
a. Mục tiêu tổng quát
Tạo sự chuyển biến nhanh, hiệu quả về trình độ sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có thu nhập cao; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm tốc độ chênh lệch khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.
Phấn đấu mỗi năm giảm từ 3 - 5% tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
b.Mục tiêu cụ thể
* Mục tiêu về phát triển kinh tế: - Phát triển sản xuất
Tạo sự chuyển biến cơ bản, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát huy thế mạnh của từng vùng, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao thu nhập;
- Phát triển cơ sở hạ tầng:
Các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập. [Quyết định số 556, 2017]
* Mục tiêu về xã hội
Nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho nhân dân ở các xã ĐBKK miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, giảm sự chênh lệnh giữa các dân tộc.
Giữ vững và tăng cường sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng, cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ công nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân. [Quyết định số 556, 2017]
1.1.5.3. Tầm quan trọng của chương trình 135
Trước thực trạng kinh tế - xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn thì sự ra đời của chương trình 135 đóng vai trò to lớn cho sự phát triển của huyện. Mức độ quan trọng của chương trinh 135 nằm trong nội dung của các dự án thành phần, cụ thể là:
- Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lí đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản làng..tạo điều kiện để đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống;
thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tại chỗ tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập ổn định đời sống , từng bước phát triển sản xuất hàng hoá;
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống đường giao thông, nước sinh hoạt, hệ thống điện ở những nơi có điều kiện kể cả thuỷ điện nhỏ;
- Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các trung tâm cụm xã, đầu tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình;
- Đào tạo cán bộ xã, bản, làng giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lí hành chính về kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương. [9, tr.13]