4. Ý nghĩa của đề tài
3.5.3. Sử dụng tối đa nguồn vốn chương trình 135 cho phát triển kinh tế
- Huyện Định Hóa cần xác định khả năng đầu tư có trọng điểm, trọng tâm để sản xuất từng loại hàng hóa nông nghiệp như cây chè, cây trám, chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê)
- Cần có chủ trương tập trung, ưu tiên hỗ trợ các ngành hàng chủ lực, theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ và quy mô lớn, mô hình sản xuất áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, xanh, sạch; phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp phù hợp với trình độ của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông thôn sang các lĩnh vực khác.
- Phát triển thêm nhiều HTX kiểu mới nhằm thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, các đối tác trong và ngoài huyện trong nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
- Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa, kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn giảm diện tích lúa, màu kém hiệu quả, tăng diện tích trồng trọt cây trồng hiệu quả.
- Tập trung tăng cường đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, đầu tư các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm có trọng tâm, trọng điểm.
- Khuyến khích phát triển nông nghiệp chế biến, có giá trị cao cho thị trường xuất khẩu như chế biến thịt gia súc.
3.5.4. Đổi mới tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác sử dụng nguồn vốn
XĐGN. Trong quá trình thực thi chính sách XĐGN, các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội liên tục có sự thay đổi, do vậy trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, chính quyền phải cùng với các tổ chức CTXH thường xuyên tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách. Qua kiểm tra, đôn đốc để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, mỗi đối tượng thực hiện chính sách tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong qúa trình thực hiện.
Kiểm tra thường xuyên giúp cho chính quyền và các tổ chức CTXH nắm bắt được tình hình thực hiện, từ đó đánh giá được khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách tại địa phương mình, đồng thời giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện để điều chỉnh theo thẩm quyền; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của các cơ quan, đối tượng thực hiện chính sách; tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc chỉ đạo điều hành thực hiện mục tiêu chính sách. Kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực trong quá trình thực hiện chính sách để tạo ra những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu của chính sách.
Phối hợp trong việc đánh giá quá trình thực hiện chính sách XĐGN. Đánh giá quá trình thực hiện chính sách là bước đo lường kết quả và hiệu quả của chính sách XĐGN trong thực tế sau khi đã đưa chính sách vào thực hiện. Muốn kiểm tra kết quả của chính sách XĐGN, chính quyền và các tổ chức CTXH phải phối hợp với nhau trong việc thu thập và xử lý thông tin về những kết quả mà chính sách tạo ra, những hạn chế còn mắc phải trong quá trình thực hiện và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó để cùng bàn bạc, trao đổi, tìm biện pháp tháo gỡ, đồng thời có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện những công đoạn tiếp theo của quá trình chính sách hoặc là rút kinh nghiệm để thực hiện các chính sách tiếp theo được tốt hơn. Công tác kiểm tra, đánh giá này còn giúp cho chính quyền và các tổ chức CTXH biết được những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện; giúp nhận thức đúng được vị trí, vai trò của mình để thực hiện có trách nhiệm,
có kết quả và hiệu quả góp phần XĐGN và phát triển KT-XH tại địa phương.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ