Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 86 - 89)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3.1.Những kết quả đạt được

- Hiệu quả chương trình

Việc thực hiện chính sách chương trình 135 xóa đói giảm nghèo ở địa phương có mang lại hiệu quả các khía cạnh như khả năng nhận được tiền mặt kịp thời chiếm 74,02%, nhận được giống (cây trồng, vật nuôi) kịp thời chiếm 81,1%; trang thiết bị sản xuất tiếp cận kịp thời chiếm 67,72%; quá trình triển khai kịp thời chiếm 94,49%; thông tin cập nhật giúp người dân được biết chiếm 77,17%, đánh giá chung hiệu quả chương trình 135 đạt 53,54% ý kiến rất hiệu quả, 37,01% ý kiến hiệu quả.

Khi được hỏi về khả năng hiệu quả tiếp cận nhận vốn bằng tiền mặt, các hộ cho rằng được nhận kịp thời,quy mô vốn nhận được các hộ bình quân 8,25 triệu đồng/hộ, sử dụng mục đích phát triển kinh tế hộ gia đình như chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng,..nguyên nhân của chậm trễ là do quy trình tiếp cận vốn còn khá rườm rà, người dân chậm có thông tin, làm đơn vay vốn được giải quyết muôn, nên còn khoảng 25,98% hộ khảo sát đánh giá còn chậm trễ, 74,02% hộ kịp thời nhận được vốn.

Bảng 3.14: Hiệu quả chương trình 135 trên một số phương diện tại xã Phú Đình

Chỉ tiêu Số người trả lời Tỷ lệ (%) Tiền mặt

Kịp thời 94 74,02

Chậm trễ 33 25,98

Không nhận được 0 0

Giống (cây trồng, vật nuôi) 0

Kịp thời 103 81,1

Chậm trễ 24 18,9

Không nhận được 0 0

Trang thiết bị sản xuất

Kịp thời 86 67,72

Chậm trễ 41 32,28

Không nhận được 0 0

Quá trình triển khai 0

Kịp thời 120 94,49 Chậm trễ 7 5,51 Không nhận được 0 0 Thông tin cập nhật 0 Biết 98 77,17 Không biết 3 2,36 Có nghe đến 26 20,47

Tính hiệu quả chương trình

Hiệu quả 47 37,01

Không hiệu quả 12 9,45

Rất hiệu quả 68 53,54

Tổng 127 100

Về giống cây trồng, vật nuôi được hỗ trợ của chương trình 135 khá kịp thời, chỉ có 18,9% chậm trễ, nguyên nhân là do một số hộ ở quá xa, phương tiện vận chuyển thô sơ, bên cạnh đó, các chính quyền địa phương trong tiếp nhận vốn vay còn chậm nên làm cho các hộ nhận muộn.

Trang thiết bị sản xuất nhận được từ chương trình 135 khá kịp thời, chiếm 67,72% và các hộ nhận trễ là 32,28%, nguyên nhân là do vốn chương trình thường phân bổ ưu tiên cho cây trồng vật nuôi kịp mùa vụ, các máy móc thiết bị chờ các nhà cung cấp, thực hiện quy trình chào hàng mua sắm nên bị mất thời gian triển khai.

- Công tác lập kế hoạch sử dụng vốn chương trình 135 đã tuân thủ theo quy định của Nhà nước, chính phủ áp dụng các thông tư, nghị định về định mức, gắn với điều kiện về phát triển kinh tế xã hội để xây dựng nguồn vốn cho xã.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách được phổ biến chủ yếu qua kênh là các tổ chức chính trị xã hội như Hội nông Dân, Hội cựu chiến Binh, Hội Phụ Nữ, đoàn thanh Niên nên người dân đã biết nhiều về ý nghĩa, mục tiêu chương trình 135.

- Công tác sử dụng vốn chương trình 135 đã tăng quy mô vốn hàng năm, nôi dung các nguồn vốn được chi đúng mục đích, hạng mục chi cho phát triển sản xuất nông nghiệp tại các hộ nghèo được sử dụng cho mua giống cây, vật nuôi, máy móc hỗ trợ sản xuất, chương trình tập huấn kiến thức cho người nghèo biết phát triển sản xuất theo hộ.

- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện vốn chương trình 135 thực hiện hàng năm số đợt trong năm đảm bảo thực hiện xã, tổ chức bộ máy kiểm tra và cơ cấu cán bộ thực hiện phối hợ từ cấp tỉnh, huyện đến xã để minh bạch nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 86 - 89)