Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 54 - 56)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

Thông tin sau khi thu thập sẽ được hệ thống hóa số liệu, đánh giá kết quả đạt được; kết hợp với kết quả điều tra, khảo sát tại tại địa bàn nghiên cứu để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận. Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xă Phú Đình.

2.3.3.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận.

Đề tài phân tổ theo 2 tiêu chí: hộ nghèo và cận nghèo.

Bằng phương pháp này tác giả xếp nhóm loại hộ nghèo và hộ cận nghèo để đánh giá mức độ ảnh hưởng và khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình.,… Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với thực trạng sử dụng nguồn vốn sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình.

b. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về công tác nguồn vốn sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Qua thực hiện phương pháp phân tổ tác giả tiến hành so sánh: nguồn vốn (nhà nước, địa phương), số lượng từng nguồn, lĩnh vực sử dụng vốn,….

Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

Trong đó: y1 là mức độ thực tế xảy ra trong năm nghiên cứu; y0 là mức độ thực tế đã xảy ra trong quá khứ được chọn làm gốc so sánh

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Công thức:

t = y1 y0

Trong đó: y1 là mức độ thực tế xảy ra trong năm nghiên cứu; y0 là mức độ thực tế đã xảy ra trong quá khứ được chọn làm gốc so sánh

c. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động, xu hướng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu. Mô tả quá trình thực hiện nguồn vốn này, hiệu quả mang lại cho người dân như Công tác lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn;Phổ biến, tuyên truyền về chương trình hỗ trợ vốn cho giảm nghèo; Tổ chức thực hiện sử dụng vốn; Kiểm tra, đánh giá công tác sử dụng nguồn vốn; Kết quả khảo sát về hiệu quả công tác sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu.

d. Phương pháp bảng biểu, đồ thị

Bảng biểu, đồ thị là mô hình hóa các thông tin từ dạng số. Đề tài sử dụng bảng biểu, đồ thị để trình bày các kết quả nghiên cứu và phân tích thông tin đối với công tác tình hình sử dụng nguồn vốn sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 54 - 56)