Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 89 - 91)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3.3.Nguyên nhân của hạn chế

- Chính sách khác cho đối tượng nghèo, cận nghèo còn chồng chéo quá nhiều, gây ra sự phức tạp trong triển khai.

- Cán bộ công chức cấp xã còn chủ yếu kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên làm cho việc sâu sát thực tế từ khâu lập, sử dụng vốn diễn ra không theo được mục tiêu triệt để của chương trình 135.

- Điệu kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội. Xã Phú Đình có địa hình hiểm trở, hệ thống giao thông đến các bản làng vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng, xa trung tâm phát triển của xã. Bên cạnh đó điều kiện về thời tiết, khí hậu khắc nhiệt, thường xuyên có thiên tai, hạn hán, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Người nghèo ở xã chủ yếu là người DTTS thuộc nhiều dân tộc khác nhau, Mỗi dân tộc lại có bản sắc văn hóa, tập quán, lối sống, phương thức sản xuất và tôn giáo khác nhau. Do đó đã ảnh hưởng không nhỏ

đến kết quả thực hiện chính sách và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KT-XH của các địa phương.

Công tác vận động tuyên truyền. Công tác tuyên truyền thực hiện đôi lúc chưa thường xuyên, chưa đa dạng, chưa phong phú về hình thức, nội dung, chưa phù hợp với nhận thức và điều kiện sinh sống của người nghèo. Công tác tuyên truyền chính sách chủ yếu được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nhưng trên thực tế trình độ, năng lực của đội ngũ này lại không đảm bảo. Mặc dù, các địa phương đã nhận ra điều này và thường xuyên tổ chức tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên nhưng do đặc thù của vùng núi cộng với trình độ, năng lực của đội ngũ tuyên truyền nên hiệu quả của công tác tuyên truyền chưa cao.

Nhận thức về công tác giảm nghèo ở cấp cơ sở một số nơi còn hạn chế, thể hiện qua việc xây dựng mục tiêu, giải pháp giảm nghèo hằng năm chưa sát với điều kiện cụ thể địa phương. Công tác tổ chức thực hiện ở cấp cơ sở còn hạn chế: quản lý hộ nghèo nhiều nơi chưa chặt chẽ, chế độ thông tin báo cáo chưa đầy đủ; việc triển khai thực hiện còn lúng túng, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Ban chỉ đạo giảm nghèo từ tỉnh đến cơ sở chưa hoạt động thường xuyên, chưa kịp thời sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động; có nơi hoạt động chưa hiệu quả, chưa tích cực tham mưu hoặc tham mưu chưa tốt cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp về công tác giảm nghèo.

Vai trò điều phối, tham mưu của cơ quan thường trực giảm nghèo các cấp còn hạn chế, công việc chủ yếu do cơ quan thường trực (ngành lao động) đảm nhiệm. Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc chưa được bố trí kinh phí riêng để hoạt động, phải sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngành lao động nên gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ công chức phụ trách công tác giảm nghèo các cấp từ cấp tỉnh đến cơ sở nhất là cấp xã hầu hết là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi, năng lực chuyên môn không đồng đều nên việc triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 89 - 91)