Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 36 - 40)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối vớ

với giảm nghèo tại các địa phương

1.1.7.1. Năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong công tác giảm nghèo.

Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách XĐGN. Năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện chính sách XĐGN là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách v.v. Các cán bộ, công chức trong

cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực hiện. Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế. Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để thực hiện việc chuyển tải ý đồ chính sách của nhà nước vào cuộc sống. Nếu thiếu năng lực thực tế, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện chính sách sẽ đưa ra những kế hoạch không bám sát với thực tế, dẫn đến lãng phí nguồn lực được huy động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện v.v. Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội.[Lê Xuân Bá, 2001]

1.1.7.2. Điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách của nhà nước

Để tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN đạt được kết quả và hiệu quả trong điều kiện hiện nay, nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất để phục vụ cho việc triển khai thực hiện chính sách. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ quá trình thực hiện chính sách của nhà nước hiện đã trở thành một nguyên lý phát triển. Việc quyết định đầu tư đến đâu, theo cách nào là do nhà nước chủ động lựa chọn trên cơ sở năng lực hiện có của cán bộ, công chức thực hiện chính sách. Nếu các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức thực hiện chính sách luôn được tăng cường. [Lê Xuân Bá, 2001]

1.1.7.3. Trình độ học vấn và khả năng tham gia vào thị trường lao động

Những người nghèo phần lớn có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, trình độ học

vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái... không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai. Suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đến trường của con em các gia đình nghèo nhất và sẽ làm cho việc thoát nghèo thông qua giáo dục trở nên khó khăn hơn.

Người nghèo, đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp nên không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế thực hiện phức tạp, người nghèo khó nắm bắt; mạng lưới các dịch vụ pháp lý, số lượng các luật gia, luật sư hạn chế, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã; phí dịch vụ pháp lý còn cao. [Lê Chi Mai, 2001]

1.1.7.4. Yếu tố nhân khẩu học

Quy mô hộ gia đình là "mẫu số" quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của đói nghèo. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao, đông con là một trong những đặc điểm của các hộ gia đình nghèo. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh cao trong các hộ nghèo là do họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản. Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói với sức khỏe sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế. Tỷ lệ người ăn theo cao trong các hộ nghèo còn có nghĩa là nguồn lực về lao động rất thiếu, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của họ. [Lê Chi Mai, 2000]

1.1.7.5.Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên là rào cản rất lớn trong quá trình thực hiện các chính sách của nhà nước trong đó có chính sách XĐGN đặc biệt là ở những nơi có điều kiện tự nhiên, thiên nhiên khắc nhiệt, không thuận lợi cho

các hoạt động KT-XH. Thực tế cho thấy những nơi có điều kiện tự nhiên, thiên nhiên thuận lợi thì tỷ lệ đói nghèo thấp, những nơi có điều kiện tự nhiên, thiên nhiên khắc nhiệt thì tỷ lệ nghèo đói ở những nơi đó càng cao. [Lê Chi Mai, 2001]

1.2. Tổng quan nghiên cứu

Tín dụng cho người nghèo đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xã hội phát triển. UNCDF (2004) cũng chỉ ra tín dụng cho người nghèo tạo ra ba vai trò quan trọng bao gồm: (i) giúp các hộ nghèo có được các dịch vụ cơ bản và chống lại những rủi ro; (ii) giúp cải thiện cuộc sống kinh tế của người nghèo; và (iii) tăng cường trao quyền cho người phụ nữ thông qua việc cho phép họ tham gia vào các hoạt động kinh tế-xã hội và từ đó thúc đẩy bình đẳng giới. Otero (1999) nhận định tín dụng cho phép người nghèo tiếp cận với nguồn lực tài chính để cùng với sức lao động, thông qua đào tạo và giáo dục, và các nỗ lực xã hội khác, giúp cho họ thoát khỏi nghèo đói.

Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2008, Ngân hàng Thế giới đã có báo cáo “Huy động và sử dụng vốn” bàn về phương thức để Việt Nam huy động và sử dụng vốn hiệu quả. Báo cáo chỉ ra NHCSXH là tổ chức cung cấp các khoản vay theo mục tiêu cho người nghèo và các nhóm bị thiệt thòi. Cũng giống như nhiều tổ chức tài chính vi mô trên thế giới, hoạt động cho vay chủ yếu dựa vào các Tổ TK&VV, NHCSXH có điểm riêng là có sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quần chúng (hội, đoàn thể) và chính quyền địa phương để các tổ chức này giúp lựa chọn đối tượng cần vay vốn, đồng thời thẩm tra xem họ có đủ điều kiện vay vốn ưu đãi hay không. Báo cáo nhận định trong điều kiện hoạt động đang được mở rộng nhanh chóng, NHCSXH đã sẵn sàng chiếm lĩnh vị trí thống lĩnh thị trường tài chính vi mô và sự độc quyền này làm nản lòng các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính vi mô hoạt động trên thị trường. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất nói chung của hoạt động cho vay tài chính hướng tới các nhóm dân cư đang cần giúp đỡ nhất. Tuy nhiên,

nghiên cứu này chỉ đề cập một cách khái quát tới hoạt động cho vay và huy động của NHCSXH mà chưa phân tích sâu về công tác quản lý tín dụng tại ngân hàng.

Ngân hàng thế giới (2006) “Việt Nam: Phát triển một chiến lược toàn diện để mở rộng tiếp cận [của hộ nghèo] đối với các dịch vụ tài chính vi mô: Tăng cường tiếp cận, hiệu quả và bền vững” (Vietnam: Developing a comprehensive strategy to expand access [for the poor] to microfinance services: Promoting outreach, efficiency and sustainability). Trong đó, tác giả đã khảo sát và đánh giá về bức tranh chung của tài chính nông thôn tại VN và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách, đặc biệt là việc thực hiện Nghị định 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/3/2005 về hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)