Bài học cho xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 44)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Bài học cho xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Thứ nhất, thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án xây dựng hạ tầng, tạo sinh kế để người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo hiệu quả.

Thứ hai, Cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện đã hỗ trợ lồng ghép chương trình 135 với các chương trình mục tiêu quốc gia khác trong các mô hình sản xuất nhằm giảm nghèo bền vững, nhất là vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống

Thứ ba, nguồn vốn sản xuất được sử dụng hiệu quả trong quá trình sản xuất, chăn nuôi, sử dụng các dịch vụ nông nghiệp đa dạng

Thứ tư, nhờ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn các dự án, chương trình mục tiêu Quốc gia cùng với ý thức vươn lên của người dân, công tác giảm nghèo của xã được thực hiện hiệu quả.

cũng thành lập ban giám sát, mọi thông tin của các công trình, dự án đều được công khai, minh bạch.

Thứ sáu, xã tập trung hỗ trợ người dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế thông qua các mô hình sản xuất.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu xã Phú Đình, huyện Định Hóa

2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý a. Vị trí địa lý

Phú Đình là một xã thuộc phía Tây - Nam huyện Định Hóa, cách trung tâm huyện 22 km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 60km, có đường tỉnh lộ 264B đi qua. Có vị trí địa lý:

+ Phía Đông tiếp giáp với xã Sơn Phú và xã Bình Thanh - huyện Định Hóa.

+ Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang

+ Phía Nam tiếp giáp với xã Minh Tiến - huyện Đại Từ. + Phía Bắc tiếp giáp Xã Điềm Mặc - huyện Định Hóa

b. Khí hậu

- Khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc bộ, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau (số ngày mưa bình quân 137 ngày), lượng mưa trung bình 1.710mm/năm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, mưa tập trung vào từ tháng 6 đến tháng 9 chiếm 90 % lượng mưa cả năm.

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,50C, các tháng nóng là các tháng mùa mưa, nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 28,70C, nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 1 với nhiệt độ trung bình là 150C. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình khá lớn (>70C).

- Gió : Hướng gió chủ đạo: Gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc về mùa đông. Vận tốc gió trung bình 2m/s.

- Bão : Xã Phú Đình ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, chủ yếu ảnh hưởng gây mưa lớn, hàng năm thường có 5-7 cơn bão gây mưa lớn.

- Mưa: Được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là mùa ít mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 - 1.260 mm.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân từ 80 - 85 %, Độ ẩm cao nhất tập trung vào các tháng 5,6,7. Độ ẩm thấp nhất tập trung vào các tháng 10,11,12. Sương mù xuất hiện ít thường thấy vào các tháng 11,12. Ngoài ra một số năm có hiện tượng sương muối kèm theo giá rét.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1600 giờ - 1800 giờ/năm. Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã Phú Đình mang đặc trưng của miền núi phía Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: Cây ăn quả, cây chè, cây lâm nghiệp, cây lương thực...

c. Thủy văn

Mạng lưới thủy văn của xã Phú Đình đa dạng bao gồm hệ thống sông suối khe đập khá dày đặc nên mùa mưa dễ xảy ra lũ lụt cục bộ tại khu vực xung quanh suối, tuy nhiên vẫn đáp ứng yêu cầu tưới tiêu cho sản xuất. Nguồn nước phục vụ cho sản xuất lúa nhờ tuyến kênh lấy nước từ suối Khuôn Tát, Nà Mòn....

d. Thổ nhưỡng

Theo bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn xã Phú Đình đất đai chia thành các loại đất chính như sau:

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ đây là loại đất hình thành do sự tích tụ của các sản phẩm phong hoá trên cao đưa xuống, loại đất này được phân bố rải rác rộng khắp trên địa bàn toàn xã, diện tích này không lớn tập trung ở các núi cao phía tây nam của xã đang khai thác để trồng lúa nước.

- Đất nâu đỏ phát triển trên đá Mắcma bazơ và trung tính có tầng đất có độ dầy trung bình, thành phần cõ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, phần lớn diện tích này có độ dốc tương đối lớn vì vậy bị rửa trôi mạnh dẫn đến nghèo dinh dưỡng, hiện đang sử dụng vào mục đích Lâm nghiệp và trồng Chè.

- Đất đỏ vàng trên đá sét tầng trùng bình (Fsy) phân bố trong toàn xã phù hợp trồng các loại cây hoa màu.

Nhìn chung phần lớn đất đai của xã Phú Đình là đất chứa hàm lượng mùn, lân, Ka li ở mức nghèo hiệu quả canh tác thấp.

e. Tài nguyên, khoáng sản

- Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất: Nguồn chính phục vụ sản xuất nông nghiệp rất phong phú bởi vị trí của xã được thiên nhiên ưu đãi có nhiều hồ ao và suối chảy qua. Diện tích mặt nýớc chiếm gần 73,9 ha. Chất lượng nước chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, đặc biệt là sau mỗi đợt mýa lũ.

+ Nguồn nước ngầm: Hiện tại, qua khảo sát sõ bộ tại các hộ dùng giếng khơi chất lượng khá tốt. Toàn xã hiện nay có 93,85% người dân dùng nước giếng khơi, nước tự chảy và 6,15% người dân dùng nước giếng khoan. Mực nước ngầm có độ sâu khoảng 20 - 30 m đây là nguồn nước sạch đảm bảo chất lượng phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của xã là 3104.59ha; Trong đó đất nông lâm nghiệp 2162.22ha (chủ yếu là đất rừng, đất trồng cây lâu năm và đất trồng lúa); Diện tích đất ở và đất khác chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Tài nguyên rừng:

+ Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã: 2162.22 ha chiếm 69,64% diện tích đất tự nhiên toàn xã,

+ Đất rừng sản xuất là: 469,30ha

+ Đất rừng đặc dụng do người dân quản lý là: 19,20ha.

Đánh giá chất lượng rừng: Các loài cây bản địa, cây nguyên sinh cổ thụ trong rừng còn rất ít do khai thác nhiều năm, rừng Phú Đình hiện nay chủ yếu là rừng trồng thuần loài, cây trồng phần lớn là keo tai tượng; rừng tự nhiên, hỗn giao còn rất ít, các loại cây dược liệu, chim thú... đã cạn kiệt dần, giá trị sinh thủy và điều tiết nguồn nước, giá trị sinh thái của rừng xã Phú Đình không cao.

Hiện nay kinh tế xã hội tại xã Phú Đình còn khó khăn, các chỉ tiêu chính: Tốc độ tăng trưởng năm 2011: 12,5%; Thu nhập bình quân: 22,1 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 29,64%.

ĐVT: %

Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế xã Phú Đình năm 2018

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Định Hóa)

Cụ thể:

* Về sản xuất nông nghiệp:

- Cây lúa: Sản xuất cây lúa được chia thành 16 cánh đồng vừa và nhỏ. Tổng diện tích gieo cấy lúa nước cả năm là: 292,79 ha; Cây màu: 22,15 ha;

- Cây công nghiệp: với tổng diện tích 193,29ha. Diện tích trồng cây lâu năm khác là: 96,6ha. Diện tích trồng rừng của cả xã là 488,50 ha.

Tổng giá trị trong năm đạt 23,709 tỷ đồng (Giá trị ngành nông lâm nghiệp).

- Về chăn nuôi: Ngành chăn nuôi tập trung của xã chưa được phát triển, chủ yếu trên nền tảng hộ gia đình, với qui mô nhỏ, đã có một số mô hình gia trại. Số lượng đàn gia súc, gia pcầm gồm: Đàn gia cầm: 30.100 con, đàn lợn: 2.200 con, đàn trâu bò: 540 con. Tổng giá trị trong năm đạt sấp sỉ 8,0 tỷ đồng;

Nông lâm thủy sản, 88.5, 88% Công nghiệp,

TTCN, 3.5, 4%

Thương mại dịch vụ, 8, 8%

- Về nuôi trồng thủy sản: Hiện tại xã có diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 59,61 ha, do các hộ gia đình quản lý. Tổng giá trị trong năm đạt sấp sỉ 2,5 tỷ đồng.

- Về sản xuất lâm nghiệp: Tổng diện tích đất sản xuất lâm nghiệp của xã 435,7 ha. Trong đó diện tích từng loại Đất có rừng trồng sản xuất: 378 ha, đất có rừng tự nhiên phòng hộ 57,7 ha (Theo số liệu quy hoạch 3 loại rừng). Kết quả trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trong 5 năm (2005 - 2010) đạt 20,5 ha; trồng rừng sản xuất 297 ha.

* Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn: Tổng số lao động CN -TTCN chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong lao động toàn xã. Các ngành nghề chủ yếu là: Sản xuất vật liệu xây dựng gạch, ngói, cát sỏi...Phần lớn các cơ sở sản xuất nằm rải rác ở các hộ gia đình dưới dạng nhỏ lẻ.

* Về thương mại dịch vụ: Chủ yếu mở rộng hoạt động dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ vật tư phân bón, tạp hóa và nghề truyền thống đan dệt mành cọ... mức lưu chuyển hàng hóa chưa cao, cơ bản đáp ứng những yêu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân.

Công tác quản lý về thu, chi ngân sách đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các khoản chi cơ bản đáp ứng được việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến ngày 31/12/2018 xã có:

+ Tổng thu ngân sách: 8.539.686.242 đ/5.665.000.000 đ = 150,74% KH năm.

+ Tổng chi ngân sách : 8.368.777.108 đ/5.665.000.000 đ = 147,73% KH năm

2.1.3. Thuận lợi, khó khăn triển khai chương trình 135

2.1.3.1. Thuận lợi

- Nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất xây dựng cuộc sống mới

- Trong cách mạng và kháng chiến, Định Hoá là một trong những trung tâm của khu giải phóng Việt Bắc và là vùng an toàn khu (ATK) - Thủ đô kháng chiến của cả nước. Những năm trở lại đây, huyện được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh Thái Nguyên bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn các khu di tích lịch sử trong kháng chiến, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Định Hoá có nhiều di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, có môi trường trong lành, hệ sinh thái đa dạng, có nhiều cảnh đẹp như thác Khuôn Tát, Hồ Bảo Linh, Chùa Hang... Nhân dân Định Hoá còn giữ được nhiều nét tinh hoa của văn hoá truyền thống các dân tộc. Nếu có sự đầu tư tập trung, có trọng tâm, trọng điểm để bảo vệ, tôn tạo các di tích và xây dựng kết cấu hạ tầng thì sẽ phát huy được tiềm năng du lịch tham quan di tích và du lịch sinh thái.

- Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn, phù hợp cho phát triển trồng rừng, chế biến các sản phẩm lâm sản và thủ công mỹ nghệ. Phát triển sản xuất lâm nghiệp tại huyện Định Hoá vừa bảo vệ và cải thiện môi trường, điều hoà khí hậu, cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp... đồng thời giải quyết được một lượng lớn lao động tại địa phương, tăng thu nhập cho người dân.

2.1.3.2. Những khó khăn

- Là một huyện miền núi khó khăn, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, sản xuất còn mang tính chất manh mún và tự cấp tự túc, dân cư phân bố không tập trung mà phân tán trên địa bàn rộng trong điều kiện hệ thống giao thông còn nhiều bất cập, nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Định Hoá sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Dân số và lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với lối sản xuất truyền thống là chủ yếu, nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước tiên sẽ diễn ra trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn đầu nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng

lớn trong cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện.

- Các công trình kết cấu hạ tầng tuy đã được củng cố một bước, nhưng nhìn chung còn rất nhiều khó khăn, nhất là hệ thống đường giao thông. Tuyến tỉnh lộ 268 là trục đường chính của huyện đi lại rất khó khăn, cộng thêm điều kiện địa hình 76 phức tạp và dân cư phân bố không đều đã ảnh hưởng đến thông thương hàng hóa, thu hút nguồn đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.

- Ngân sách huyện thu không đủ chi. Hàng năm huyện vẫn cần sự hỗ trợ ngân sách của tỉnh gần 90%. Thiếu vốn cho sự đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình độ dân trí ở các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Dân số và lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ lạc hậu. Số cán bộ cơ sở và lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. Một bộ phận cán bộ, công chức cấp huyện còn bất cập về trình độ, tư duy, tác phong làm việc chậm đổi mới. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham mưu, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng về công tác sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình

+ Công tác lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn

+ Phổ biến, tuyên truyền về chương trình hỗ trợ vốn cho giảm nghèo + Tổ chức thực hiện sử dụng vốn

+ Kiểm tra, đánh giá công tác sử dụng nguồn vốn

+ Kết quả khảo sát về hiệu quả công tác sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình

- Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về công tác sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú Đình, huyện Định Hóa từ năm 2016-2018;

- Các báo cáo về dân số, việc làm, mức sống thu nhập của người dân tại xã Phú Đình từ năm 2016-2018;

- Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế-xã hội của Xã Phú Đình qua các năm 2016-2018;

- Báo cáo công tác xóa đói giảm nghèo của xã, công tác xây dựng nông thôn mới; công tác và hiệu quả chương trình 135 trong giai đoạn mới (2016- 2020), trong đó tập trung phân tích số liệu từ 2016-2018.

- Các chính sách của nhà nước và địa phương trong quá trình thực thi công tác sử dụng nguồn vốn sản xuất của chương trình 135 tại xã Phú Đình;

- Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về vai trò của nguồn vốn sản xuất trong giảm nghèo;

- Các bài viết, bài báo liên quan đến bài học kinh nghiệm của các địa phương trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sản xuất chương trình 135 đối với giảm nghèo.

2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Trong luận văn, tác giả tiến hành điều tra thông tin sơ cấp nhằm có những đánh giá thực trạng về sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sản xuất chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình. Cụ thể:

Đối tượng điều tra: Là các hộ nghèo và cận nghèo đã và đang được hỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)