Nội dung sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34 - 36)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.1.6. Nội dung sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tạ

các địa phương

1.1.6.1. Công tác lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn

Để đảm bảo cho sử dụng nguồn chương trình 135 đối với giảm nghèo nhanh chóng và dễ dàng đi vào đời sống xã hội, chúng cần phải được cụ thể hóa bằng những Kế hoạch hành động cụ thể để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện một cách chủ động và có kết quả, hiệu quả. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách sử dụng vốn bao gồm những nội dung cơ bản như: nhu cầu vốn; kế hoạch về tổ chức, điều hành nguồn vốn; kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực; kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện nguồn vốn chương trình đối với giảm nghèo; dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành...sao cho sử dụng vốn có hiệu quả, tránh thất thoát vốn và sai lệch mục tiêu của chương trình. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực hiện sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo sẽ mang giá trị pháp lý, được các chủ thể triển khai thực hiện chính sách và cả

đối tượng của chính sách nghiêm chỉnh thực hiện.

1.1.6.2. Phổ biến, tuyên truyền về chương trình hỗ trợ vốn cho giảm nghèo

Sau khi bản kế hoạch tổ chức sử dụng vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo được thông qua, các cơ quan nhà nước tiến hành tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách và tính khả thi của chính sách...trong điều kiện hoàn cảnh nhất định để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời phổ biến, tuyên truyền chính sách còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mô của chính sách cũng như vai trò của chính sách giảm đối với đời sống xã hội để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.

1.1.6.3. Tổ chức thực hiện sử dụng vốn

Chính sách chương trình 135 khi được tổ chức thực hiện cần có sự chung tay thực hiện của nhiều cấp, nhiều ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế các chủ thể tham gia vào quá trình này rất phong phú, bao gồm các đối tượng của chính sách (người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, vùng nghèo), các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghiệp đoàn, hiệp hội thậm chí là các nhà khoa học và các đối tượng khác trong xã hội.v.v. Bởi vậy, muốn tổ chức thực hiện chính sách sử dụng vốn chương trình có hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách. Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ trì và các cõ chế phối hợp thực hiện một cách cụ thể.

Hoạt ðộng phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách giảm nghèo cho địa phương.

1.1.6.4. Kiểm tra, đánh giá công tác sử dụng nguồn vốn

Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường ở các vùng, địa phương không giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ chức điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, do vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách sử dụng vốn của chương trình 135. Qua kiểm tra, đôn đốc thường xuyên sẽ giúp cho nhà nước nắm bắt được tình hình thực hiện chính sách, từ đó đánh giá được một cách khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách; hiệu quả của nguồn vốn sản xuất; giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện để điều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động giữa các cơ quan, đối tượng thực hiện chính sách; tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu sử dụng vốn của chương trình hợp lý; kịp thời khuyến khích những mô hình giảm nghèo phù hợp, mang lại kết quả để tạo ra những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu của chính sách 135.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)