Tổ chức thực hiện sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 66 - 70)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.3. Tổ chức thực hiện sử dụng vốn

Quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN là một quá trình lâu dài và bền bỉ với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức từ chính quyền cho đến các tổ chức đoàn thể nhân dân. Do vậy khi xây dựng kế hoạch hành động, cũng cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của những cơ quan tổ chức có liên quan. Thực tế cho thấy, hầu hết các kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN của các địa phương trong vùng là do UBND các cấp thực hiện nhưng hầu hết không có sự tham gia bàn bạc của các cơ quan, tổ chức khác như MTTQ, Đoàn Thanh Niên, Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân…

Với cách làm nêu trên, đa số người dân được hỏi cho rằng cách thức thực hiện chính sách XĐGN hiện nay ở xã Phú Đình là không phù hợp với điều Như đã trình bày, hiện nay việc triển khai thực hiện chính sách XĐGN chủ yếu được thực hiện theo hình thức từ trên xuống. Điều này đồng nghĩa với việc các kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện của các địa phương cũng được ban hành theo hình thức từ trên xuống trong khi đó có tới 79,3% người nghèo cho rằng; Khi có chính sách của nhà nước, nên để người dân trong bản, trong xã họp bàn rồi quyết định cách thức thực hiện. Tỷ lệ trả lời này cũng tương tự đối với phiếu điều tra dành cho công chức cấp xã với cùng một câu hỏi (78,5%). Trong khi đó chỉ có 20,7% người dân cho rằng; Khi có chính sách, nhà nước (tỉnh, huyện, xã), xây dựng kế hoach người dân cứ thế thực hiện theo.

Ở cấp huyện: Các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong vùng đã thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo; Huyện ủy các huyện đã phân công cho mỗi đồng chí trong Ban chấp hành Huyện ủy trực tiếp phụ trách, chỉ đạo một xã.

Ở cấp xã: Thành lập, củng cố và nâng cao năng lực của Ban chỉ đạo giảm nghèo các xã, phường, thị trấn; các thôn, bản đều có cán bộ tại chỗ làm công tác

giảm nghèo; thường xuyên quán triệt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo. Phối hợp các tổ chức đoàn thể, chỉ đạo việc lồng ghép, triển khai thực hiện chính sách XĐGN ở địa phương. Như vậy, việc phân công, phối hợp trong tổ chức thực hiện chính sách XĐGN ở xã Phú Đình được thực hiện theo mô hình cơ cấu tổ chức tương đối thống nhất từ cấp huyện cho đến cấp xã với các ban XĐGN cho đến thôn, bản là các nhóm XĐGN.

- Trung ương xây dựng và quyết định chính sách XĐGN, xây dựng môi trường pháp lý cần thiết, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương và người nghèo trong vùng tự vươn lên, hướng dẫn, huy động nguồn lực, kiểm tra, giám sát và đánh giá, điều chỉnh chính sách và cơ chế hỗ trợ nguồn lực.

- Các sở, ban, ngành của các tỉnh được phân công đã trực tiếp phối hợp cùng với các huyện để thực hiện công tác điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình KT-XH của các huyện để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và hướng dẫn các huyện nghèo trong việc triển thực hiện chính sách theo kế hoạch đã được thông qua.

- Các đoàn thể của tỉnh: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ Nữ, Hội Cựu chiến Binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân đã nêu cao vai trò hoạt động của mình trong công tác xoá đói giảm nghèo, với những nội dung và phương thức hoạt động thiết thực giúp đỡ lẫn nhau để các hộ nghèo có điều kiện về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, thực hiện tốt quy chế dân chủ; qua đó, đã khơi dậy trách nhiệm của cả cộng đồng dân cư với người nghèo, giúp đỡ để người nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

Giữa các cấp, các ngành về phương diện tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo có sự phân cấp và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện cụ thể nhằm phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia, giám sát thực hiện chính sách, phân công các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp giúp đỡ các xã nghèo với các nội dung thiết thực, nhất là nhiệm vụ xóa nhà tạm cho các hộ nghèo. Việc tổ chức thực hiện chính sách đã được lập kế hoạch tổ

chức thực hiện từ cấp xã đến cấp tỉnh theo một cơ chế linh hoạt, mềm dẻo theo nguyên tắc nhà nước, cộng đồng và người nghèo cùng tham gia thực hiện do đó đã tạo dựng được nhiều mô hình tốt, cách làm sáng tạo.

Hình 3.2: Bộ máy tổ chức thực hiện triển khai vốn chương trình 135 cho giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa

(Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Định Hóa)

Việc phân cấp, giao quyền tương đối chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện chính sách XĐGN. Cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về mục tiêu quản lý và tổ chức chỉ đạo thực hiện, huy động và lồng nghép sử dụng các nguồn vốn liên quan trên địa bàn, hỗ trợ về tổ chức, kỹ thuật. Chính quyền tỉnh có nhiệm vụ cung cấp các nguồn lực theo sự phân bổ của trung ương

nhất là nguồn ngân sách.

Bảng 3.3: Tình hình thực hiện vốn phát triển sản xuất của chương trình 135 cho giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa

giai đoạn 2016 - 2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/ 2016 So sánh 2018/ 2017 Vốn kế hoạch chương trình 135 Tr.đồng 285 297 300 104,21 101,01 Vốn thực hiện chương trình 135 Tr.đồng 287,54 300,00 307,78 104,33 102,59 Tỷ lệ thực hiện vốn chương trình 135 so với kế hoạch % 100,89 101,01 102,59 100,12 101,56

(Nguồn: UBND xã Phú Đình giai đoạn 2016-2018)

Qua bảng số liệu cho thấy công tác thực hiện vốn phát triển sản xuất chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa giai đoạn 2016-2018 được triển khai hàng năm, có sự tăng trưởng hàng năm về quy mô vốn thực hiện, cụ thể: năm 2016 đạt 287,54 triệu đồng, năm 2017 đạt 300 triệu đồng, tăng 104,33% so với năm 2016, năm 2018 đạt 307,78 triệu đồng, tăng 101,01% so với năm 2017, nguồn vốn này căn cứ trên kế hoạch vốn của xã Phú Đình hàng năm để triển khai hoạt động sản xuất cho các hộ nghèo, hộ vay vốn chương trình 135 nhằm xóa đói giảm nghèo. Thực hiện vốn của xã so với số kế hoạch của huyện đều vượt, năm 2016 tỷ lệ thực hiện vốn chương trình 135 so với kế hoạch 100,89%, năm 2017 tỷ lệ thực hiện vốn chương trình 135 so với kế hoạch đạt 101,01%, năm 2018 thực hiện vốn chương trình 135 so với kế hoạch đạt 102,59%. Số thực hiện vượt số kế hoạch cho thấy các hoạt động sử dụng vốn phát sinh liên tục, tuy nhiên số này nằm trong kế hoạch mà huyện giao (số huyện giao kế hoạch tại bảng 3.1), nhưng điều này phản ánh xã chưa sát sao trong việc thực hiện vốn đúng với tình hình thực tế trên địa bàn xã, bên

cạnh đó, nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất của nhân dân thay đổi do điều kiện tự nhiên, do trình độ canh tác nên làm cho số vốn sử dụng phát sinh.

Nội dung sử dụng vốn chương trình 135 cho hoạt động phát triển sản xuất nhằm thoát nghèo như hỗ trợ vốn cho cây giống (trám ghép), vật nuôi (trâu cái sinh sản, bò cái sinh sản), dụng cụ máy móc (tôn vò chè, máy quay, máy cắt cỏ, máy cày bừa); Hỗ trợ lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, chế biến chè an toàn cho các hộ tham gia dự án, lớp tập huấn kỹ trồng cây trám ghép cho các hộ tham gia dự án…Các hoạt động sử dụng vốn đa dạng làm cho người dân thêm tin tưởng vào chính sách, cải thiện các hộ tham gia, năm 2016 có 44 hộ được hỗ trợ, năm 2017 có 50 hộ được hỗ trợ và năm 2018 có 50 hộ được hỗ trợ. Như vậy có thể thấy xã Phú Đình đã tổ chức bộ máy, sàng lọc các hộ nghèo trong quá trình hỗ trợ để nguồn vốn sử dụng thiết thực, ý nghĩa gắn với mục tiêu chương trình 135.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 66 - 70)