Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 40 - 44)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm của một số xã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thứ nhất, thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án xây dựng hạ tầng, tạo sinh kế để người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo hiệu quả.

Huyện Yên Bình đã thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ phát triển sản xuất, từ năm 2015 đến năm 2017 xã Phúc Yên đã được giao trên 800 triệu đồng để đầu tư, hỗ trợ 200 hộ gia đình thuộc diện nghèo và cận nghèo mua trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất; mua cây, con giống và hỗ trợ làm chuồng trại phục vụ chăn nuôi… Đây là cơ hội để các hộ nghèo phát triển kinh tế gia đình, tạo đòn bẩy để vươn lên thoát nghèo bền vững. Từ 2,5 tỷ vốn Chương trình 135, xã đã đầu tư xây dựng công trình kênh mương Bản Tấng, kênh mương thủy lợi Khuổi Lùng, thôn Khau Cau và xây dựng chợ Trung tâm xã Phúc Yên.

Giai đoạn 2010-2017, tại huyện Sơn Dương, nguồn vốn Chương trình 135 được thực hiện cho các xã khó khăn, nhiều DTTS, đã hỗ trợ gần 91,6 tỷ đồng đầu tư xây dựng KCHT và hỗ trợ phát triển sản xuất, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng và đào tạo nâng cao năng lực sản xuất cho người dân. Chương trình 135 đã góp phần nâng cao chất lượng giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số. Bình quân mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 4%; hạ tầng ở các xã, thôn, bản được đầu tư, nâng cấp đồng bộ với 90% số xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố; hơn 90% thôn bản có nhà sinh hoạt cộng đồng… Huyện đã chủ động lồng ghép, đầu tư tập trung, trọng điểm nguồn vốn Chương trình 135, năm 2017, Chương trình 135 đã đầu tư 85 thôn ở vùng ĐBKK, sửa chữa 28 công trình (trong đó có 18 công trình giao thông, nội đồng), nguồn vốn còn hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ DTTS tiền mua trâu, bò, lợn, dê, chè giống; hỗ trợ máy nông nghiệp, kiến thức sản xuất tùy thuộc vào điều kiện từng vùng. [tuyenquang.gov.vn]

Tỉnh Tuyên Quang đã hỗ trợ gần 36 tỷ đồng cho đồng bào DTTS và hộ nghèo ở vùng ĐBKK trong hai năm 2016 và 2017; hỗ trợ đất sản xuất cho 2.332 hộ nghèo, 511 hộ cận nghèo, 04 hộ mua giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng 13 mô hình sản xuất, chăn nuôi; mua 1.144 máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất, xây dựng 189 chuồng trại chăn nuôi... với tổng vốn 22 tỷ đồng. Đến tháng 9- 2017, UBND tỉnh tiếp tục có Quyết định phê duyệt “Kế hoạch vốn dự án Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017 đợt 2” với tổng vốn trên 24,7 tỷ đồng, phân bổ 19 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho các xã an toàn khu và các thôn bản ĐBKK.

Thứ hai, Cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện đã hỗ trợ lồng ghép chương trình 135 với các chương trình mục tiêu quốc gia khác trong các mô hình sản xuất nhằm giảm nghèo bền vững, nhất là vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống

huyện đã chủ động lồng ghép thực hiện đầu tư công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống(kinh phí hơn 18 tỷ đồng); hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho các xã có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống để mua trâu sinh sản, máy sản xuất nông cụ và xây dựng mô hình phát triển sản xuất; hỗ trợ trực tiếp bằng 1.200 kg giống lúa lai, 83 kg ngô lai cho 275 hộ nghèo là đồng bào dân tộc Mông sản xuất vụ xuân, vụ mùa và hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt 711,5 triệu đồng cho 1.385 hộ nghèo là đồng bào dân tộc Mông; hỗ trợ di chuyển và cấp 13,2 ha đất ở cho 33 hộ đồng bào dân tộc Mông tại thôn Khuổi Củng, xã Xuân Lập (Lâm Bình) định cư tại nơi ở mới... . [tuyenquang.gov.vn]

Thứ ba, nguồn vốn sản xuất được sử dụng hiệu quả trong quá trình sản xuất, chăn nuôi, sử dụng các dịch vụ nông nghiệp đa dạng

Ngoài những nguồn vốn dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh đã lồng ghép các nguồn vốn khác để đầu tư hạ tầng thiết yếu ở vùng khó như nguồn tín dụng, nguồn hỗ trợ, tài trợ… Cuối năm 2016, các thôn Khuổi Chang, Khuổi Củng, xã Xuân Lập (Lâm Bình) được đầu tư đường điện trị giá trên 11 tỷ đồng từ nguồn vốn cấp điện nông thôn quốc gia của tỉnh giai đoạn 2013 - 2020 cho 180 hộ dân được sử dụng điện lưới. Ông Sùng Mý Chính, Bí thư Chi bộ thôn Khuổi Củng cho biết: Có điện lưới, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong thôn đã vận động người dân đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Các loại máy móc hiện đại như máy xay xát, máy thái chuối đã được đưa vào phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Việc dạy và học tập của các thầy cô giáo và các cháu học sinh đã có nhiều thuận lợi hơn.

Đến năm 2020, tỉnh phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 4%/năm trở lên; khoảng 38% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; trên 11% hộ nghèo được vay vốn để tạo quỹ đất sản xuất, chuyển đổi nghề; trên 12% hộ nghèo được hỗ trợ thực hiện chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. [tuyenquang.gov.vn]

1.3.1.2. Kinh nghiệm của xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Xã Minh Đức (T.X Phổ Yên) hiện có 6 xóm khó khăn thuộc diện được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135. Thời gian qua, nhờ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này để xây dựng kết cấu hạ tầng cũng như phát triển các mô hình sản xuất mà đời sống người dân trong xã được nâng cao, diện mạo nông thôn đang dần khởi sắc.

Thứ nhất, nhờ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn các dự án, chương trình mục tiêu Quốc gia cùng với ý thức vươn lên của người dân, công tác giảm nghèo của xã được thực hiện hiệu quả

Năm 2016, xã Minh Đức có 3 xóm thuộc diện 135 là Thuận Đức, Lầy 5 và Chằm 7A, năm 2017, có thêm 3 xóm là Tân Lập, Đầm Mương 14 và Đầm Mương 15. Các xã đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn các dự án, chương trình mục tiêu Quốc gia cùng với ý thức vươn lên của người dân, công tác giảm nghèo của xã được thực hiện hiệu quả. Đối với Chương trình 135, năm 2016- 2017, xã Minh Đức được hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng để phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng. Kết quả sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do xã đã căn cứ vào thực tế ở từng xóm, qua đó tổ chức họp dân để quyết định hạng mục, nội dung cần đầu tư theo nhu cầu địa bàn. [baothainguyen.org.vn]

Thứ hai, trong quá trình triển khai sử dụng vốn chương trình 135, xã cũng thành lập ban giám sát, mọi thông tin của các công trình, dự án đều được công khai, minh bạch.

Các xã đã xác định hạ tầng nông thôn còn khó khăn, xã đã ưu tiên bố trí nguồn vốn này để các xóm làm đường giao thông nông thôn và xây dựng một số công trình công cộng, cụ thể: hoàn tiện khoảng 10km đường giao thông các loại, xây dựng 1 cầu tràn xóm Tân Lập, xây mới 1 nhà văn hóa, cứng hóa hơn 2km kênh mương nội đồng… 80 hộ dân trong xóm đã thống nhất sử dụng nguồn vốn hỗ trợ trong năm 2017-2018 là 400 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa mới. Bên cạnh đó, chính quyền xã (Bí thư, Chủ tịch xã, Phó Chủ tịch xã) đã

chủ động giám sát trao đổi khó khăn vướng mắc giải quyết kịp thời cho người dân địa bàn. [baothainguyen.org.vn]

Thứ ba, xã tập trung hỗ trợ người dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế thông qua các mô hình sản xuất

Chương trình 135 hỗ trợ một số mô hình sản xuất có hiệu quả như mô hình chè VietGAP diện tích 1,5ha, hỗ trợ người dân máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất (máy cắt cỏ, tôn sai chè, máy hút nước, bình phun thuốc trừ sâu); hỗ trợ khoa học kỹ thuật, cây con giống mới. Kết quả: năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 6% (năm 2016 là 12%); thu nhập bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng/người/năm (năm 2016 là 28 triệu đồng); hệ thống điện, đường, trường, trạm đã cơ bản đáp ứng yêu cầu; thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới xã đã đạt 15/19 tiêu chí… Chương trình 135 đã làm thay đổi cục diện của xã Minh Đức. [baothainguyen.org.vn]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)