Thuận lợi, khó khăn triển khai chương trình 135

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 50 - 52)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.1.3. Thuận lợi, khó khăn triển khai chương trình 135

2.1.3.1. Thuận lợi

- Nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất xây dựng cuộc sống mới

- Trong cách mạng và kháng chiến, Định Hoá là một trong những trung tâm của khu giải phóng Việt Bắc và là vùng an toàn khu (ATK) - Thủ đô kháng chiến của cả nước. Những năm trở lại đây, huyện được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh Thái Nguyên bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn các khu di tích lịch sử trong kháng chiến, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Định Hoá có nhiều di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, có môi trường trong lành, hệ sinh thái đa dạng, có nhiều cảnh đẹp như thác Khuôn Tát, Hồ Bảo Linh, Chùa Hang... Nhân dân Định Hoá còn giữ được nhiều nét tinh hoa của văn hoá truyền thống các dân tộc. Nếu có sự đầu tư tập trung, có trọng tâm, trọng điểm để bảo vệ, tôn tạo các di tích và xây dựng kết cấu hạ tầng thì sẽ phát huy được tiềm năng du lịch tham quan di tích và du lịch sinh thái.

- Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn, phù hợp cho phát triển trồng rừng, chế biến các sản phẩm lâm sản và thủ công mỹ nghệ. Phát triển sản xuất lâm nghiệp tại huyện Định Hoá vừa bảo vệ và cải thiện môi trường, điều hoà khí hậu, cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp... đồng thời giải quyết được một lượng lớn lao động tại địa phương, tăng thu nhập cho người dân.

2.1.3.2. Những khó khăn

- Là một huyện miền núi khó khăn, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, sản xuất còn mang tính chất manh mún và tự cấp tự túc, dân cư phân bố không tập trung mà phân tán trên địa bàn rộng trong điều kiện hệ thống giao thông còn nhiều bất cập, nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Định Hoá sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Dân số và lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với lối sản xuất truyền thống là chủ yếu, nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước tiên sẽ diễn ra trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn đầu nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng

lớn trong cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện.

- Các công trình kết cấu hạ tầng tuy đã được củng cố một bước, nhưng nhìn chung còn rất nhiều khó khăn, nhất là hệ thống đường giao thông. Tuyến tỉnh lộ 268 là trục đường chính của huyện đi lại rất khó khăn, cộng thêm điều kiện địa hình 76 phức tạp và dân cư phân bố không đều đã ảnh hưởng đến thông thương hàng hóa, thu hút nguồn đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.

- Ngân sách huyện thu không đủ chi. Hàng năm huyện vẫn cần sự hỗ trợ ngân sách của tỉnh gần 90%. Thiếu vốn cho sự đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình độ dân trí ở các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Dân số và lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ lạc hậu. Số cán bộ cơ sở và lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. Một bộ phận cán bộ, công chức cấp huyện còn bất cập về trình độ, tư duy, tác phong làm việc chậm đổi mới. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham mưu, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 50 - 52)