Phổ biến, tuyên truyền về chương trình hỗ trợ vốn cho giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 64 - 66)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.2. Phổ biến, tuyên truyền về chương trình hỗ trợ vốn cho giảm nghèo

Tuyên truyền thực hiện chính sách XĐGN ở xã Phú Đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức, hiểu biết, giúp người nghèo có thể nắm bắt và hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách XĐGN của nhà nước để họ yên tâm lao động sản xuất, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình thực hiện chính sách hướng tới đạt được các mục tiêu của chính sách XĐGN.

Bảng 3.2: Tình hình phổ biến, tuyên truyền chương trình hỗ trợ vốn cho giảm nghèo chương trình 135 tại xã Phú Đình giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Số người trả lời (người) Tỷ lệ (%)

Tổ chức chính trị 59 46,46

Loa truyền thanh 43 33,86

Tờ rơi 17 13,39

Mạng Internet 8 6,29

Tổng 127 100

(Nguồn: Điều tra năm 2019)

Nhận thức tầm quan trọng của nguồn vốn chương trình 135 cho XĐGN trên địa bàn xã Phú Đình thực hiện tuyên truyền sâu rộng, các hình thức sử dụng như các tổ chức chính trị xã hội (Hội nông Dân, Hội cựu chiến Binh, Hội phụ Nữ, Đoàn thanh Niên của xã) chiếm 46,46%,loa truyền thanh tại các thôn,

xóm, bản chiếm 33,86%, tờ rơi chiếm 13,39% và mạng internet chiếm 6,29%. Công tác vận động tuyên truyền về chính sách XĐGN ở xã Phú Đình đã giúp cho người nghèo nhận thức được tầm quan trọng của chính sách XĐGN trong phát triển kinh tế xã hội đồng thời giúp cho người nghèo nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chính sách, tự giác vươn lên cùng với nhà nước chung tay XĐGN cho chính bản thân mình góp phần thực hiện thành công cuộc chiến chống đói nghèo của nhà nước. Mặt khác công tác tuyên truyền thực hiện chính sách XĐGN đã cung cấp và trang bị cho người nghèo những kiến thức cơ bản về sản xuất, nuôi trồng qua đó xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước, của cộng đồng của không ít hộ nghèo, xã nghèo hiện nay. Nghĩa là giáo dục cho họ chủ động, tích cực phấn đấu vươn lên với trách nhiệm của mình vì mục tiêu XĐGN là của chính họ.

Trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền thực hiện chính sách đã có sự tham gia tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị -xã hội như: Mặt trận tổ quốc các cấp đã chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giúp đỡ các xã nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững như phong trào ngày vì người nghèo, phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư…, xây dựng nông thôn mới; động viên, khích lệ tính tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tốt cuộc vận động phong trào thanh niên, trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các xã thuộc huyện nghèo là điển hình. Các hình thức tuyên truyền đa dạng và phong phú, từ hình thức trực tiếp đến các hình thức gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí, tờ rơi, biển quảng cáo.v.v.Bên cạnh đó các địa phương còn huy động sự tham gia và nhận được sự phối hợp tích cực của các già làng, trưởng bản trong công tác vận động tuyên truyền nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 64 - 66)