Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 46 - 48)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Phú Đình là một xã thuộc phía Tây - Nam huyện Định Hóa, cách trung tâm huyện 22 km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 60km, có đường tỉnh lộ 264B đi qua. Có vị trí địa lý:

+ Phía Đông tiếp giáp với xã Sơn Phú và xã Bình Thanh - huyện Định Hóa.

+ Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang

+ Phía Nam tiếp giáp với xã Minh Tiến - huyện Đại Từ. + Phía Bắc tiếp giáp Xã Điềm Mặc - huyện Định Hóa

b. Khí hậu

- Khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc bộ, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau (số ngày mưa bình quân 137 ngày), lượng mưa trung bình 1.710mm/năm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, mưa tập trung vào từ tháng 6 đến tháng 9 chiếm 90 % lượng mưa cả năm.

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,50C, các tháng nóng là các tháng mùa mưa, nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 28,70C, nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 1 với nhiệt độ trung bình là 150C. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình khá lớn (>70C).

- Gió : Hướng gió chủ đạo: Gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc về mùa đông. Vận tốc gió trung bình 2m/s.

- Bão : Xã Phú Đình ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, chủ yếu ảnh hưởng gây mưa lớn, hàng năm thường có 5-7 cơn bão gây mưa lớn.

- Mưa: Được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là mùa ít mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 - 1.260 mm.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân từ 80 - 85 %, Độ ẩm cao nhất tập trung vào các tháng 5,6,7. Độ ẩm thấp nhất tập trung vào các tháng 10,11,12. Sương mù xuất hiện ít thường thấy vào các tháng 11,12. Ngoài ra một số năm có hiện tượng sương muối kèm theo giá rét.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1600 giờ - 1800 giờ/năm. Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã Phú Đình mang đặc trưng của miền núi phía Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: Cây ăn quả, cây chè, cây lâm nghiệp, cây lương thực...

c. Thủy văn

Mạng lưới thủy văn của xã Phú Đình đa dạng bao gồm hệ thống sông suối khe đập khá dày đặc nên mùa mưa dễ xảy ra lũ lụt cục bộ tại khu vực xung quanh suối, tuy nhiên vẫn đáp ứng yêu cầu tưới tiêu cho sản xuất. Nguồn nước phục vụ cho sản xuất lúa nhờ tuyến kênh lấy nước từ suối Khuôn Tát, Nà Mòn....

d. Thổ nhưỡng

Theo bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn xã Phú Đình đất đai chia thành các loại đất chính như sau:

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ đây là loại đất hình thành do sự tích tụ của các sản phẩm phong hoá trên cao đưa xuống, loại đất này được phân bố rải rác rộng khắp trên địa bàn toàn xã, diện tích này không lớn tập trung ở các núi cao phía tây nam của xã đang khai thác để trồng lúa nước.

- Đất nâu đỏ phát triển trên đá Mắcma bazơ và trung tính có tầng đất có độ dầy trung bình, thành phần cõ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, phần lớn diện tích này có độ dốc tương đối lớn vì vậy bị rửa trôi mạnh dẫn đến nghèo dinh dưỡng, hiện đang sử dụng vào mục đích Lâm nghiệp và trồng Chè.

- Đất đỏ vàng trên đá sét tầng trùng bình (Fsy) phân bố trong toàn xã phù hợp trồng các loại cây hoa màu.

Nhìn chung phần lớn đất đai của xã Phú Đình là đất chứa hàm lượng mùn, lân, Ka li ở mức nghèo hiệu quả canh tác thấp.

e. Tài nguyên, khoáng sản

- Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất: Nguồn chính phục vụ sản xuất nông nghiệp rất phong phú bởi vị trí của xã được thiên nhiên ưu đãi có nhiều hồ ao và suối chảy qua. Diện tích mặt nýớc chiếm gần 73,9 ha. Chất lượng nước chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, đặc biệt là sau mỗi đợt mýa lũ.

+ Nguồn nước ngầm: Hiện tại, qua khảo sát sõ bộ tại các hộ dùng giếng khơi chất lượng khá tốt. Toàn xã hiện nay có 93,85% người dân dùng nước giếng khơi, nước tự chảy và 6,15% người dân dùng nước giếng khoan. Mực nước ngầm có độ sâu khoảng 20 - 30 m đây là nguồn nước sạch đảm bảo chất lượng phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của xã là 3104.59ha; Trong đó đất nông lâm nghiệp 2162.22ha (chủ yếu là đất rừng, đất trồng cây lâu năm và đất trồng lúa); Diện tích đất ở và đất khác chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Tài nguyên rừng:

+ Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã: 2162.22 ha chiếm 69,64% diện tích đất tự nhiên toàn xã,

+ Đất rừng sản xuất là: 469,30ha

+ Đất rừng đặc dụng do người dân quản lý là: 19,20ha.

Đánh giá chất lượng rừng: Các loài cây bản địa, cây nguyên sinh cổ thụ trong rừng còn rất ít do khai thác nhiều năm, rừng Phú Đình hiện nay chủ yếu là rừng trồng thuần loài, cây trồng phần lớn là keo tai tượng; rừng tự nhiên, hỗn giao còn rất ít, các loại cây dược liệu, chim thú... đã cạn kiệt dần, giá trị sinh thủy và điều tiết nguồn nước, giá trị sinh thái của rừng xã Phú Đình không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 46 - 48)