Yếu tố nhân khẩu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 84 - 86)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.4.Yếu tố nhân khẩu học

Đây là nhân tố quan trọng trong triển khai chính sách thoát nghèo, Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao, đông con là một trong những đặc điểm của các hộ gia đình nghèo. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh cao trong các hộ nghèo là do họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản. Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói với sức khỏe sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế. Tỷ lệ người ăn theo cao trong các hộ nghèo còn có nghĩa là nguồn lực về lao động rất thiếu, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của họ.

ĐVT: %

Hình 3.3. Tỷ lệ các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã Phú Đình

(Nguồn: UBND xã Phú Đình giai đoạn 2016-2018)

Hộ nghèo, Năm 2016, 32.7 Hộ nghèo, Năm 2017, 31.07 Hộ nghèo, Năm 2018, 28.41 Hộ cận nghèo, Năm 2016, 17.32 Hộ cận nghèo, Năm 2017, 15.4 Hộ cận nghèo, Năm 2018, 13.5 Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Tính đến hết năm 2018, dân số toàn xã: 5611 người, 1479 hộ, bình quân 3,79 người/hộ (Phụ lục 2). Tỷ lệ các hộ nghèo còn cao, năm 2016 chiếm 32,71%, năm 2017 chiếm 31,07% và năm 2018 chiếm 28,41%, mặc dù đã giảm nhưng còn cao so với mặt bằng chung của tỉnh. Thành phần dân tộc: Xã Phú Đình với 5 dân tộc, bao gồm: dân tộc kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Dao cùng sinh sống. Mỗi dân tộc giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hoá, hoà nhập làm phong phú đa dạng bản sắc văn hoá dân tộc với những truyền thống lịch sử, văn hoá văn nghệ, tôn giáo tín ngưỡng. Dân cư được chia thành 22 thôn. Do phong tục tập quán khác nhau nên dân cư ở không tập trung thành cụm lớn mà chỉ thành những nhóm nhỏ, rải rác. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật gặp nhiều khó khăn không đáp ứng được cho việc quy hoạch phát triển sản xuất và công tác quản lý dân cư.

Bảng 3.13: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tiếp cận chương trình 135 tại xã Phú Đình Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ cận nghèo Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Được tiếp cận kịp thời 48 37,79 43 33,86 91 71,65 Không được tiếp cận kịp thời 11 8,66 25 19,69 36 28,35 Tổng 59 46,45 68 53,55 127 100

(Nguồn: Điều tra năm 2019)

Qua khảo sát cho thấy có 71,65% các hộ được tiếp cận kịp thời chương trình 135, 28,35% không được tiếp kịp thời, trong đó các hộ nghèo được tiếp cận kịp thời chiếm 37,79%, các hộ cận nghèo đạt 33,86%. Điều này cho thấy một bộ phận người nghèo, cận nghèo tiếp cận với chương trình 135 còn khó

khắn do họ ở vùng sâu, vùng xa, tiếp cận với thông tin bị hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 84 - 86)