Trình độ học vấn và khả năng tham gia vào thị trường lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 82 - 84)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.3. Trình độ học vấn và khả năng tham gia vào thị trường lao động

Xã đã thực hiện tốt việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều năm 2017. Sau rà soát đã giảm được 4,04% hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 29,64% với 466 hộ; Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng 1,59% chiếm 32,19% với 505 hộ. Công tác Giáo dục - Đào tạo tiếp tục được triển khai thực hiện tốt. Giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Trong năm học vừa

qua các thầy cô giáo và học sinh của 3 trường đạt được nhiều thành tích đáng kể và khích lệ. Thực hiện tốt các chương trình kế hoạch phổ cập giáo dục xóa mù chữ. Đây là điều kiện giúp cho việc tiếp cận chương trình 135 dễ dàng hơn nhờ việc người dân có trình độ nhận thức tăng, giúp cho các cơ chế chính sách được triển khai.

Bảng 3.12: Trình độ học vấn các hộ được khảo sát tiếp cận với chương trình 135 tại xã Phú Đình

Địa điểm

Thôn Khuôn Tát Thôn Phú Hà Thôn Đồng Kệu Bình quân 3 thôn

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Cấp 1 29 64,44 15 44,12 18 37,5 21 48,69 Cấp 2 18 40 12 35,29 20 41,67 17 38,97 Cấp 3 8 17,78 7 20,59 10 20,83 8 19,74 Tổng 45 100 34 100 48 100 46 100

(Nguồn: Điều tra năm 2019)

Trình độ học vấn tại điểm khảo sát chủ yếu là cấp 1, thôn Khuôn Tát có trình độ học vấn cấp 1 chiếm 64,44%, thôn Phú Hà chiếm 44,12% và thôn Đồng Kệu chiếm 37,5%. Trình độ cấp 3 chiếm ít nhất, thôn Khuôn Tát có trình độ học vấn cấp 3 chiếm 17,78%, thôn Phú Hà chiếm 20,59% và thôn Đồng Kệu chiếm 20,83%. Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ kỹ thuật còn yếu kém; Các mô hình kinh tế gia trại, trang trại trong sản xuất nông lâm nghiệp còn rất ít, sản phẩm chủ yếu của xã là các sản phẩm nông lâm nghiệp, nhưng chủ yếu vẫn ở dạng thô, chưa qua chế biến nên hiệu quả kinh tế thấp. Cơ cấu chuyển dịch lao động theo xu hướng chung là tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp. Thu nhập chủ yếu của người dân trong xã là nhờ vào việc đẩy mạnh kinh tế nông, lâm nghiệp. Bên cạnh đó xã đang khuyến khích các mô hình vườn rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân.

Bên cạnh đó, xã có nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của xã cũng được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận. Nhân dân các dân tộc xã Phú Đình có truyền thống cách mạng, đoàn kết trong khánh chiến chống giặc ngoại xâm, cũng như trong lao động sản xuất. Là xã ATK trong những năm qua được thụ hưởng nhiều chương trình của nhà nước, kết cấu hạ tầng, như: Điện, đường, trường, trạm, kênh mương... đã được đầu tư nâng cấp tạo thuận lợi bước đầu cho việc xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)