Tăng cường phổ biến, tuyên truyền về chương trình hỗ trợ vốn cho giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 96 - 98)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.5.2. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền về chương trình hỗ trợ vốn cho giảm

giảm nghèo

Thứ nhất, phối hợp trong phổ biến, tuyên truyền về chính sách XĐGN tại địa phương. Khi tổ chức thực hiện chính sách XĐGN, chính quyền và các tổ chức CTXH ở địa phương tiến hành tổ chức triển khai hoạt động tuyên truyền vận động nhân dân nhất là người nghèo tham gia vào quá trình thực hiện chính sách. Đây là một hoạt động quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của chính sách. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách được thực hiện tốt sẽ giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách, để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý và yêu cầu của chính sách. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức từ tỉnh xuống ở cơ sở nhận thức được đầy đủ mục tiêu,

tính chất, vai trò, của chính sách trong phát triển KTXH ở địa phương để từ đó chủ động tích cực tìm kiếm, đề xuất các giải pháp thích hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của địa phương mình để triển khai thực hiện có kết quả, hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách. Trong quá trình tuyên truyền về chính sách, các tổ chức CTXH sẽ là lực lượng nòng cốt, xung kích trong việc tuyên truyền chính sách đến các hội.

Thứ hai, phối hợp trong việc tìm kiếm các biện pháp thực hiện chính sách XĐGN. Phần lớn các biện pháp của chính sách XĐGN khi được ban hành chỉ mang tính định hướng, do vậy khi tổ chức triển khai thực hiện, càng xuống thấp các biện pháp này càng cần phải được cụ thể hoá cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các điều kiện khác để đảm bảo cho chính sách phù hợp với thực tiễn. Trong quá trình thực hiện chính sách XĐGN, chính quyền và các tổ chức CTXH ở các cấp cần phải nghiên cứu tình hình thực tiễn, những điều kiện hiện có về nhân tài, vật lực của địa phương mình, tổ chức mình để đề ra các biện pháp thực hiện phù hợp. Do vậy, trong quá trình phối hợp thực hiện chính sách XĐGN, chính quyền có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, để các tổ chức CTXH làm tốt nhiệm vụ của mình. Khi ban hành và thực hiện các quyết định quản lý liên quan đến quá trình thực hiện chính sách XĐGN tại địa phương, chính quyền cần lắng nghe những ý kiến của các tổ chức CTXH, để có cái nhìn tổng quát và đúng đắn về tiến trình thực hiện chính sách tại địa phương, qua đó tìm kiếm những biện pháp phù hợp với khả năng của các bên trong quá trình thực hiện chính sách.

Thứ ba, phối hợp trong phân công thực hiện chính sách XĐGN. Khi tổ chức thực hiện chính sách phải tiến hành phân công, công việc và giao nhiệm vụ cụ thể giữa chính quyền với các tổ chức CTXH. Khi phân công nhiệm vụ thường phân công cơ quan chủ trì và các cơ phối hợp thực hiện đồng thời xác định cơ chế trách nhiệm giữa chính quyền với các tổ chức CTXH một cách cụ thể đúng thẩm quyền và phù hợp với vị thế vai trò của các bên. Hoạt động phối

hợp giữa chính quyền với các tổ chức CTXH trong phân công công việc để thực hiện diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách XĐGN khi được thực hiện ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 96 - 98)