Kết quả khảo sát về hiệu quả công tác sử dụng nguồn vốn chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 74 - 80)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.5. Kết quả khảo sát về hiệu quả công tác sử dụng nguồn vốn chương trình

135 đối với giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu

*Về nhận thức chính sách

Chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương có được người dân đón nhận là phụ thuộc vào nhận thức của họ, nhận thức đó là việc người dân hiểu chính sách phục vụ gì cho mình? Quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình là như thế nào khi được lựa chọn trong chính sách?... kết quả khảo sát người dân xã Phú Đình, huyện Định Hóa về chính sách của chương trình 135 cho giảm nghèo, có trên 80% người dân biết và hiểu chính sách 135, có 27,56% người dân biết khoảng 40-70% nội dung chính sách, 18,9% người dân biết khoảng 20-40% nội dung chính sách và 7,87% người dân biết ít hơn 20% về chính sách 135. Kết quả này cho biết người dân được phổ biến, tuyên truyền về chính sách

khá cao, độ bao phủ chính sách cho thấy đảm bảo về ý nghĩa, mục tiêu, đối tượng thụ hưởng, vai trò của mình trong chương trình 135.

Bảng 3.5: Nhận thức của người dân về chính sách chương trình 135 tại xã Phú Đình

Chỉ tiêu Số người trả lời Tỷ lệ (%)

<20% 10 7,87

Khoảng 20-40% 24 18,9

Khoảng 40-70% 35 27,56

>80% 58 6,29

Tổng 127 100

(Nguồn: Điều tra năm 2019) * Tiếp cận chính sách

Tại địa bàn đã hình thành ban thực hiện chính sách chương trình 135 về xóa đói, giảm nghèo, người dân được tiếp cận chính sách và đề xuất biện pháp khắc phục chính sách.

Bảng 3.6: Kênh tiếp cận của người dân về chính sách chương trình 135 tại xã Phú Đình

Chỉ tiêu Số người trả lời Tỷ lệ (%)

Thôn bản tổ chức họp 69 54,33

Xã tổ chức họp 47 37,01

Huyện về tổ chức tại xóm, xã 11 8,66

Tổng 127 100

(Nguồn: Điều tra năm 2019)

Người dân xã Phú Đình tiếp cận chủ yếu là qua việc xóm tổ chức họp theo yêu cầu của xã, kênh này chiếm 54,33%, có 37,01% xã tổ chức họp và 8,66% huyện về tổ chức tại bản, xã. Như vậy kênh chủ yếu tiếp cận là từ xóm,

điều này hoàn toàn phù hợp bộ máy tổ chức thực hiện chương trình có sự phân cấp thực hiện chơng trình 135 từ trung ương đến cấp cơ sở.

Bảng 3.7: Quy mô các hộ khảo sát trong tiếp cận chính sách chương trình 135 tại xã Phú Đình

Địa điểm Các hộ khảo sát (hộ) Các hộ tiếp cận (hộ) Tỷ lệ (%) Thôn Khuôn Tát 45 26 57,78 Thôn Phú Hà 34 24 70,59 Thôn Đồng Kệu 48 36 75 Tổng 127 86 67,72

(Nguồn: Điều tra năm 2019)

Thôn Phú Hà có khả năng tiếp cận được chính sách cao nhất, chiếm 70,59% số hộ được hỏi, thôn Đồng Kệu chiếm 75% và thôn Khuôn Tát chiếm 57,78%. Tính trên tổng số các hộ tiếp cận chính sách chỉ có 67,72%, các chính sách triển khai trên địa bàn còn gặp khó khăn do trình độnhận thức, phương tiện thông tin tiếp cận của hộ còn hạn chế, chẳng hạn các hộ không có điện, không có truyền hình, truyền thanh và mạng internet làm cho việc nhận và truyền phát thông tin của chương trình không tiếp cận được. Nội dung chương trình chính sách chủ yếu là chính sách hỗ trợ giảm nghèo, chính sách vay vốn của các ngân hàng trên địa bàn, chính sách việc làm, lao động, đào tạo nghề sơ cấp, thường xuyên,…

*Tổ chức thực hiện chính sách

Triển khai chính sách cho người dân tại địa bàn xã được đánh giá mức tổ chức tốt chiếm 49,61%, đạt yêu cầu chiếm 33,07%, chưa tốt chiếm 17,32% và không có tình trạng yếu kém. Nội dung chương trình chính sách chủ yếu là chính sách hỗ trợ giảm nghèo, chính sách vay vốn của các ngân hàng trên địa bàn, chính sách việc làm, lao động, đào tạo nghề sơ cấp, thường xuyên,…

Bảng 3.8: Đánh giá của người dân về tổ chức thực hiện chính sách chương trình 135 tại xã Phú Đình

Chỉ tiêu Số người trả lời Tỷ lệ (%)

Tổ chức tốt 63 49,61

Đạt yêu cầu 42 33,07

Chưa tốt 22 17,32

Yếu kém 0 0

Tổng 127 100

(Nguồn: Điều tra năm 2019)

Khâu tổ chức được người dân đánh giá tốt vì sự phân quyền của trung ýõng về đến cấp cõ sở rất rõ ràng. Do vậy mà chính sách đýợc phổ biến rộng rãi trên địa bàn, những xóm, bản ở nơi sâu các trưởng thôn, cán bộ xã có phối hợp hỗ trợ, do giao thông đi lại tại xã còn rất hạn chế do địa hình nên còn tình trạng văn bản chậm đến xóm, sóng điện thoại còn chưa bao phủ 100% nên cán bộ phải phân công di chuyển vào các xóm, bản do đó thông tin còn chậm, chưa được cập nhật.

*Mức độ đóng góp ý kiến cho chính sách

Chính sách muốn đạt hiệu quả cần sự phối hợp của người dân trong việc đưa ra ý kiến góp ý, vì đó là chính sách phục họ chính bản thân người dân nên họ phải biết mức độ quan trọng ý kiến của mình, tuy nhiên kết quả cho thấy người dân chưa phát huy vai trò làm đối tượng thụ hưởng, việc đưa ra ý kiến bản thân còn hạn chế, với 63,78% ý kiến không bao giờ đóng góp ý kiến, 34,65% ý kiến là hiếm khi đóng góp và 1,57% thường xuyên góp ý. Điều này phản ánh do trình độ dân trí các hộ nghèo thụ hưởng chính sách còn hạn chế nên việc góp ý gặp nhiều khó khăn.

Bảng 3.9: Đánh giá của người dân về đóng góp ý kiến cho chính sách chương trình 135 tại xã Phú Đình

Chỉ tiêu Số người trả lời Tỷ lệ (%)

Thường xuyên 2 1,57

Rất hiếm 44 34,65

Không bao giờ 81 63,78

Tổng 127 100

(Nguồn: Điều tra năm 2019) *Hiệu quả chính sách mang lại

Chính sách 135 được phản ánh hiệu quả thông qua đánh giá của người dân được thụ hưởng. Về nội dung chính sách, chủ yếu nguồn vốn được sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng các vùng khó khăn, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 42,52%, cơ sở hạ tầng là điều kiện để người dân thuận lợi là căn cứ dựa vào để phát triển giao thương, khả năng tiếp cận với các dịch vụ, điều kiện lao động từ đó mới cải thiện được thu nhập.

Bảng 3.10: Đánh giá của người dân về hiệu quả của chính sách chương trình 135 tại xã Phú Đình Chỉ tiêu Số người trả lời Tỷ lệ (%) Nội dung chính sách

Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo 36 28,35 Hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội

cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ thuộc nội dung giảm nghèo đa chiều như nhà ở, giáo dục, y tế, thông tin, nước sạch

37 29,13 Phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao 54 42,52

Đời sống của người dân

Thêm khó khăn nợ nần do vay tiền nhà nước nhưng không

trả được nợ (mất mùa, dịch bệnh,…) 5 3,94

Cải thiện nhưng chưa nhiều 84 66,14

Cải thiện đáng kể 27 21,26

Không thay đổi 11 8,66

Tổng 127 100

Ý kiến về “Hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ thuộc nội dung giảm nghèo đa chiều như nhà ở, giáo dục, y tế, thông tin, nước sạch” chiếm 29,13%, hiện nay chính sách của 135 tạo cho người dân cải thiện về thu nhập từ đó thúc đẩy người dân quan tâm đến các mặt của đời sống như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nâng cao trình độ tri thức, tiếp cận thông tin, có cơ hội sử dụng nước sạch và chất lượng nhà ở cải thiện. Ý kiến “Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo”

chiếm 28,35% nguồn vốn này sẽ được triển khai trong hoạt động đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ máy móc trang thiết bị sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, tổ chức đào tạo tập huấn cho người dân về phát triển kinh tế hộ.

Nhờ ý nghĩa của chính sách 135 mà cuộc sống của gia đình người dân thực hiện các chính sách được cải thiện cuộc sống. Ý kiến “Cải thiện đáng kể” chỉ chiếm 21,26%, ý kiến “Cải thiện nhưng chưa nhiều” chiếm 66,14%, ý kiến “Không thay đổi” chiếm 8,66% và ý kiến “Thêm khó khăn nợ nần do vay tiền nhà nước nhưng không trả được nợ (mất mùa, dịch bệnh,…)” chiếm 3,94%. Về cơ bản chương trình 135 đã có tích cực nhất định cho xã, tuy chưa phải là chương trình mang tính quyết định thoát nghèo cho xã Phú Đình nhưng chính sách làm tốt vai trò hỗ trợ người dân, định hướng người dân cần làm gì, cho người dân “cần câu cơm” và người dân muốn thoát nghèo bền vững bản thân hộ phải nỗ lực hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 74 - 80)