Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 53 - 54)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú Đình, huyện Định Hóa từ năm 2016-2018;

- Các báo cáo về dân số, việc làm, mức sống thu nhập của người dân tại xã Phú Đình từ năm 2016-2018;

- Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế-xã hội của Xã Phú Đình qua các năm 2016-2018;

- Báo cáo công tác xóa đói giảm nghèo của xã, công tác xây dựng nông thôn mới; công tác và hiệu quả chương trình 135 trong giai đoạn mới (2016- 2020), trong đó tập trung phân tích số liệu từ 2016-2018.

- Các chính sách của nhà nước và địa phương trong quá trình thực thi công tác sử dụng nguồn vốn sản xuất của chương trình 135 tại xã Phú Đình;

- Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về vai trò của nguồn vốn sản xuất trong giảm nghèo;

- Các bài viết, bài báo liên quan đến bài học kinh nghiệm của các địa phương trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sản xuất chương trình 135 đối với giảm nghèo.

2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Trong luận văn, tác giả tiến hành điều tra thông tin sơ cấp nhằm có những đánh giá thực trạng về sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sản xuất chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình. Cụ thể:

Đối tượng điều tra: Là các hộ nghèo và cận nghèo đã và đang được hỗ trợ vốn sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo.

Địa điểm điều tra: Tác giả tiến hành nghiên cứu tại 3 thôn của xã Phú Đình là: Khuôn Tát, Phú Hà, Đồng Kệu, đây là những thôn có nhiều hộ nghèo và cận nghèo đã và đang được hỗ trợ vốn sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo.

Số lượng mẫu điều tra: Số lượng các hộ nghèo và cận nghèo tại 3 thôn Khuôn Tát, Phú Hà, Đồng Kệu hiện tại thống kê đến tháng 3/2018 là 186 hộ. Áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin:

n =

N 1+N.e2

Trong đó: n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=5%), tính được cỡ mẫu là n = 127 hộ.

Bảng 2.2: Bảng phân bổ số phiếu điều tra

Địa điểm Tổng thể mẫu (hộ) Tỷ lệ (%) Cỡ mẫu (hộ)

Thôn Khuôn Tát 65 34,95 45

Thôn Phú Hà 50 26,88 34

Thôn Đồng Kệu 71 38,17 48

Tổng 186 100 127

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Cấu trúc bảng hỏi: Gồm các câu hỏi liên quan đến vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)