Kiểm tra, đánh giá công tác sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 70 - 74)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.4. Kiểm tra, đánh giá công tác sử dụng nguồn vốn

Đảng ủy, HĐND các tỉnh chỉ đạo các huyện đã ban hành nghị quyết về chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách XĐGN hàng năm trên địa bàn. Căn cứ vào nghị quyết của Tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND, UBND các tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách XĐGN hàng năm, huyện Định Hóa tiến hành các hoạt động kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn chương trình 135 trên địa bàn, trong đó có xã Phú Đình. Nhìn chung các kế hoạch kiểm tra giám sát của huyện Định Hóa đối với xã Phú Đình trong sử dụng vốn chương trình 135 đều có những nội dung cơ bản sau:

- Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát với các thành viên trong đoàn là đại diện của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể có liên quan cấp tỉnh, các pḥng chức năng ở huyện kết hợp thực hiện hàng chục đợt, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện chính sách.

tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất là, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách XĐGN của xã bao gồm: Công tác chỉ đạo của cấp ủy, UBND huyện đối với chương trình 135 về giảm nghèo, các biện pháp tổ chức điều hành, công tác xây dựng và triển khai kế hoạch, xác định trọng tâm, trọng điểm trong thực hiện chính sách, nhất là các nguồn vốn sử dụng cho XĐGN.

Thứ hai là, công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm tại địa bàn xã, tiêu chí phân loại theo chuẩn nghèo mới của Bộ lao động thương binh và xã hội giai đoạn 2016-2020.

Thứ ba là, kết quả thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo, dạy nghề, vay vốn ưu đãi, khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, điện, nước sinh hoạt…

- Về phương thức kiểm tra, giám sát. Quá trình kiểm tra giám sát đýợc thực hiện dựa trên những phýõng thức cõ bản sau: Nghe ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã báo cáo kết quả thực hiện chính sách XĐGN hàng năm và kết quả thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; Kiểm tra các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của địa phương về thực hiện chính sách XĐGN, kiểm tra hồ sơ quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo, hồ sơ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; Khảo sát thực tế tại một số hộ nghèo tại một số xã thuộc phạm vi kiểm tra, giám sát của đoàn.

Bảng 3.4: Kết quả công tác kiểm tra giám sát thực hiện vốn chương trình 135 về giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa

giai đoạn 2016 - 2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/ 2016 So sánh 2018/ 2017 Số đợt kiểm tra Đợt 2 3 3 150 100 Số vốn sai mục đích Tr.đồng 11,21 9,07 5,34 80,91 58,88 Tỷ lệ vốn sai mục đích so với vốn thực hiện % 3,9 3,02 1,74 77,44 57,62

(Nguồn: UBND xã Phú Đình giai đoạn 2016-2018)

Qua kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, các đại phương đã phát hiện ra những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN ở các địa phương trong vùng giám sát đồng thời đã kịp thời xử lý hoặc kiến nghị đến cấp có thẩm quyền kịp thời xử lý những hành vi sai phạm trong quá trình thực hiện thực hiện chính sách. Số đợt kiểm tra hàng năm được diễn ra theo hình thức nửa năm hoặc quý, năm 2016 thực hiện 2 đợt, năm 2017 thực hiện 3 đợt, tăng 150% so với năm 2016, năm 2018 thực hiện 3 đợt, đạt 100% so với năm 2017. Số vốn sai mục đích tuy giảm đáng kể nhưng vẫn còn, năm 2016 còn 11,21 triệu đồng, chiếm 3,9% vốn thực hiện; năm 2017 còn 9,07 triệu đồng, chiếm 3,02% vốn thực hiện; năm 2018 còn 5,34 triệu đồng, chiếm 1,74% vốn thực hiện. Qua kiểm tra, giám sát, các địa phương cũng đã phát hiện ra những hạn chế, những điểm chưa hợp lý của chính sách khi tổ chức triển khai thực hiện ở địa phương bao gồm:

Thứ nhất, về sự đồng bộ của chính sách. Hiện nay để hướng tới XĐGN bền vững hiện có ba nhóm là; chính sách XĐGN chung được áp dụng chung cho đối tượng là người nghèo trên phạm vi cả nước; chính sách XĐGN cho

những vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn như miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa và chính sách XĐGN cho những vùng có người dân là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số. Xã Phú Đình là vùng có điều kiện phát triển KT-XH thuộc loại khó khăn so với các xã của huyện Định Hóa và cũng là vùng có tỷ lệ người dân tộc thiểu số sinh sống cao trong huyện, tỷ lệ hộ nghèo cũng chiếm tỷ lệ cao của huyện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các địa phương đều cho rằng chính sách XĐGN chưa tách bạch được một cách tương đối về đối tượng chính sách, nghĩa là có sự chồng chéo giữa chính sách vùng với chính sách chung của quốc gia. Đây là trở ngại lớn khi chính sách đang được quản lý theo chiều dọc và thực hiện chính sách theo hình thức từ trên xuống nhưng lại thiếu sự phối kết hợp giữa các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương.

Hai là, hệ thống chính sách XĐGN có sự trùng lắp, dàn trải, thiếu đồng bộ đã thể hiện rõ trong quá trình tổ chức thực hiện. Ví dụ cùng nội dung giải quyết nước sạch sinh hoạt có nhiều hợp phần khác nhau đề cập như: Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý trong khi Quyết định 134/QĐ- TTg. Quyết định 1592QĐ-TTg và Chương trình 135 lại do UBDT quản lý. Cùng ổn định dân cư nhưng có tới 05 chính sách gồm: định canh, định cư theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg; ổn định sắp xếp dân cư cho vùng khó khăn, thiên tai theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg; các Quyết định 120/2003/QĐ-TTg, Quyết định 160/2007/QĐ-TTg và Quyết định 1151/QĐ-TTg. Với 06 nội dung của chính sách XĐGN đã và đang được thực hiện có nhiều hạng mục, nội dung đều được quy định ở những hợp phần khác nhau. Cụ thể như; hỗ trợ xây dựng công trình nước sinh hoạt có ở cả 06 hợp phần, hỗ trợ sản xuất, nhà ở có ở 05 hợp phần. Ngay cả nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được quy định ở cả Chương trình 135-II, Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, Chương trình 30a

và Chương trình 134.

Ba là, giữa chính sách ban hành trước và sau chưa có sự kết nối về nội dung, nhiệm vụ để tạo nên hệ thống chính sách đồng bộ, hoàn chỉnh. Nhiều nội dung của chính sách dàn trải và thiếu nguồn lực thực hiện, sự trùng lắp và thiếu thống nhất ở một số hợp phần của chính sách như định canh định cư, sắp xếp ổn định, bố trí dân cư, được thực hiện trong 03 quyết định nhưng định mức hỗ trợ hộ gia đình lại khác nhau. Bên cạnh đó mỗi hợp phần của chính sách XĐGN lại quy định cơ chế quản lý, cơ quan thường trực chỉ đạo khác nhau trong cùng một giai đoạn gây khó khăn cho quá trình thực hiện kể cả việc phân bổ ngân sách.

Như vậy, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện vốn phát triển sản xuất chương trình 135 cho giảm nghèo đã được thực hiện hàng năm, còn sai sót hạn chế về sử dụng và mục tiêu của chương trình 135 còn chưa được đảm bảo, điều này cho thấy tại xã, việc áp đặt thực hiện chương trình chính sách mang tính rập khuôn, chưa chủ động mục chi vốn làm cho hiệu quả vốn chưa cao, công tác kiểm tra chỉ phát hiện ra sai sót và chưa có biện pháp dài hạn để khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)