Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 56 - 58)

2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.1.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Để thực hiện đề tài này, tác giả đã tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho nội dung luận văn, cụ thể:

- Các văn bản quy phạm pháp luật như Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định,… đã được Cơ quan Nhà nước ban hành.

- Các quan điểm, khái niệm, cơ sở lý luận từ các tài liệu học tập như các giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu chuyên ngành thuế.

- Các thông tin, số liệu thu thập qua các công trình nghiên cứu khoa học như luận văn, luận án, đề án,…; các bài báo, tạp chí khoa học; báo cáo chuyên đề khoa học,… đã được công bố trong và ngoài nước.

- Số liệu báo cáo thu thập từ hệ thống quản lý thuế của Tổng cục Thuế, từ Bộ Tài chính, từ cơ quan thống kê, từ các doanh nghiệp và nhà thầu liên quan đến hoạt động dầu khí.

- Thông tin báo cáo từ các Báo cáo tổng kết công tác thuế của Tổng cục Thuế qua các năm từ năm 2015 đến năm 2019; số liệu, thông tin từ Báo cáo Quyết toán thu chi NSNN, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ,…

- Thông tin trên các kênh chính thức, hợp pháp khác như báo chí, các website thông tin chính thức của các tổ chức có liên quan tới nội dung đề tài,…

2.1.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Tác giả thực hiện thu thập thông tin sơ cấp thông qua việc sử dụng kết hợp một số phương pháp và công cụ như:

Phương pháp quan sát thực tế đối tượng nghiên cứu trong việc thực hiện các quy định liên quan đến quản lý thuế, tìm hiểu các vấn đề vướng mắc, kiến nghị của

các nhà thầu dầu khí qua việc trao đổi với cán bộ phụ trách về thuế của các nhà điều hành dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, …, đồng thời trực tiếp nghiên cứu, trả lời, hướng dẫn các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các đơn vị.

Phương pháp chuyên gia thông qua việc trao đổi trực tiếp với một số chuyên gia là lãnh đạo phụ trách, cán bộ quản lý thuế lĩnh vực dầu khí làm việc tại Tổng cục Thuế (Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn), tại các phòng chuyên môn của một số Cục Thuế có theo dõi quản lý các lô mỏ dầu khí (Cục Thuế thành phố Hà Nội, Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) như: phòng Kiểm tra thuế, phòng Kê khai – Kế toán thuế, phòng Tuyên truyền Hỗ trợ, phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Đây là những cán bộ cấp lãnh đạo và chuyên viên trực tiếp thực hiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam nên nắm rõ các đặc thù của ngành dầu khí, hiểu biết các quy định pháp luật về chính sách quản lý thuế và quy trình quản lý thuế đối với lĩnh vực dầu khí; đồng thời họ cũng là cấp tham mưu xây dựng chính sách thuế đối với lĩnh vực này. Qua việc trao đổi trực tiếp về các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí như việc quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, lập kế hoạch thu ngân sách, thanh tra, kiểm tra,…, tác giả thu thập thêm các thông tin chuyên sâu, các tồn tại, kiến nghị về công tác tổ chức, quản lý thuế đối với hoạt động dầu khí mà các tài liệu chưa đề cập; từ đó để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã nêu ra, góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu, cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Phương pháp này được thực hiện qua các cuộc tiếp xúc, làm việc trực tiếp, các hội thảo, hội nghị chuyên đề, tiến hành trao đổi ý kiến với các nhà quản lý, cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí, cụ thể:

Ông Đặng Ngọc Minh – Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thuế;

Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế;

Bà Vũ Thùy Dương – Chuyên viên Phòng Kiểm tra thuế số 1 Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh;

Ông Nguyễn Sang – Chuyên viên Phòng Kiểm tra thuế số 1 Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nội dung trao đổi tập trung hướng đến các vấn đề như: số lượng các hợp đồng dầu khí có đóng góp số thu NSNN trong thời gian từ 2015-2019; công tác quản lý thuế đối với hoạt động dầu khí của cơ quan thuế đang thực hiện theo quy trình thế nào?; việc tổ chức thực hiện các quy định về quản lý thuế đối với hoạt động dầu khí đã đạt được kết quả gì và còn hạn chế, khó khăn nào?; các ý kiến đề xuất, kiến nghị để thực hiện tốt việc quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)