Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 61 - 64)

Từ tổng quan nghiên cứu và lý thuyết về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, quy trình nghiên cứu được tác giả xây dựng như sau:

Bước 1: Tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài và xác định khoảng trống nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu, tổng hợp, hệ thống hoá các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để xem xét cách thức tiếp cận của các nghiên cứu trước đây, đồng thời phát hiện những vấn đề lý luận và thực tiễn mà các công trình nghiên cứu đã công bố còn chưa được đề cập hoặc những nội dung chưa được nghiên cứu cụ thể, trên cơ sở đó, xác định khoảng trống để tác giả thực hiện nghiên cứu và mục đích nghiên cứu.

Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu

Quan sát thực tiễn và thu thập dữ liệu nghiên cứu

Phân tích dữ liệu, thông tin thu thập được, qua đó đánh giá thực trạng Đề xuất các kiến nghị và giải pháp Tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài, xác định khoảng

trống nghiên cứu Xác định câu hỏi nghiên cứu

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN, quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, trong phạm vi của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu cần được làm rõ là:

- Thực trạng quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam như thế nào? Còn những tồn tại, hạn chế gì, do nguyên nhân nào?

- Có những giải pháp nào để hoàn thiện quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam?

Bước 3: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN, quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí

Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, tác giả tổng hợp, kế thừa từ các nguồn thông tin, dữ liệu chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật, các sách, giáo trình và các công trình khoa học để hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về thuế TNDN, quản lý thuế TNDN và quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí.

Các bước từ bước 1 đến bước 3 được sử dụng trong việc xây dựng nội dung của Chương 1. Trong phần này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, kế thừa để liệt kê, trình bày các nội dung về mặt lý luận liên quan đến quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí.

Bước 4: Quan sát thực tiễn và thu thập dữ liệu nghiên cứu

Tại bước này, tác giả thực hiện tìm hiểu kinh nghiệm quản lý thuế TNDN đối với hoạt động dầu khí ở các quốc gia trên thế giới, rút ra một số bài học cho Việt Nam; đồng thời tác giả tìm hiểu thực trạng quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam thông qua thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, cụ thể:

- Về dữ liệu sơ cấp: thu thập dữ liệu từ các Hợp đồng dầu khí, hệ thống tờ khai thuế đối với dầu khí; bằng cách tiếp xúc trực tiếp, trao đổi, tham khảo ý kiến Lãnh đạo, cán bộ thuế làm công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí tại Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, Cục Thuế thành phố Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và bộ phận kế toán thuế của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, một số nhà thầu dầu khí.

quan; tổng hợp từ nguồn báo cáo đánh giá, tổng kết công tác thuế hàng năm của cơ quan thuế; từ số liệu báo cáo của các Nhà thầu dầu khí;…

Bước 5: Phân tích thông tin thu thập được, qua đó đánh giá thực trạng

Căn cứ các dữ liệu, số liệu thu thập được, tác giả thực hiện phân tích, so sánh, đánh giá giữa thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam so với yêu cầu của pháp luật, so với điều kiện, tiềm năng, định hướng phát triển kinh tế – xã hội cũng như chiến lược phát triển của ngành dầu khí và ngành thuế. Qua đó, đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam.

Bước 4 và Bước 5 được thực hiện để xây dựng nội dung tại Chương 3. Tại các bước này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam.

Bước 6: Đề xuất kiến nghị và giải pháp

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam và tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)