Nhóm giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 123 - 126)

thuế của các nhà thầu dầu khí

4.2.5.1. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu người nộp thuế phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Tăng cường và hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra thuế là một trong các mục tiêu của chiến lược cải cách, hiện đại hóa ngành thuế. Đây cũng là công cụ để xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu người nộp thuế. Để đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Nâng cấp, hoàn thiện các ứng dụng khai, nộp thuế điện tử, ứng dụng quản lý thuế tập trung, ứng dụng quản lý nợ thuế, ứng dụng báo cáo tài chính,… để cơ sở dữ liệu người nộp thuế được cập nhật liên tục, đầy đủ, kịp thời, chính xác.

- Xây dựng ứng dụng kiểm tra hồ sơ khai thuế tự động đối với hoạt động khai thác dầu khí, tự thực hiện kiểm tra, phân loại hồ sơ, phát hiện các hồ sơ thuộc diện rủi ro một cách khách quan, minh bạch, khắc phục tình trạng kiểm tra thủ công mang tính chủ quan, không hoàn toàn chính xác.

- Nghiên cứu xây dựng phân hệ riêng trong ứng dụng TPR để phân tích rủi ro về thuế đối với các hợp đồng dầu khí, góp phần hỗ trợ nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với lĩnh vực đặc thù này.

4.2.5.2. Tăng cường số lượng và chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế đối với các hợp đồng dầu khí

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro đối với hoạt động dầu khí và các doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí một cách khoa học, phù hợp đặc điểm của ngành. Việc lập kế hoạch và lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế phải trên cơ sở thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro theo bộ tiêu chí cụ thể; thực hiện phân tích đối chiếu hồ sơ khai thuế với các thông tin từ nhiều nguồn, có sự so sánh đối chiếu với trung bình

ngành từ đó lựa chọn các đối tượng có rủi ro cao hơn để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế đối với các hợp đồng dầu khí, doanh nghiệp dầu khí một cách thường xuyên hơn; sử dụng đa dạng các loại hình như: kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế; kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế theo kế hoạch; kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế theo chuyên đề.

- Tổ chức sắp xếp, bổ sung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động dầu khí;

- Cải tiến phương pháp thanh tra, kiểm tra, tập trung thanh tra, kiểm tra sâu về tính hợp lý, hợp lệ của chi phí được thu hồi và các khoản chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN mà các nhà thầu, nhà điều hành dầu khí đã kê khai.

- Triển khai giao nhiệm vụ cụ thể đến từng đoàn gắn với động viên, thi đua, khen thưởng kịp thời; đồng thời, tăng cường kiểm soát tuân thủ đối với hoạt động công vụ của các đoàn và cán bộ thực thi nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp dầu khí để đề phòng, ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm.

- Tổ chức hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm và triển khai công tác năm sau; trong đó, chú trọng đúc rút, chia sẻ, nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế có hiệu quả.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành địa phương, cơ quan chủ quản nhà nước đối với PVN nói riêng và hoạt động dầu khí nói chung (Bộ Công thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) đưa ra các giải pháp đề phòng, xử lý, ngăn chặn kịp thời đối với các hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

- Tập trung triển khai công tác “chống các hành vi vi phạm về hóa đơn” trong toàn Ngành nhằm phát hiện ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi kinh doanh mua bán hóa đơn bất hợp pháp, trốn thuế. Tiến tới triển khai hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử trong hoạt động xuất bán dầu khí và tích hợp với cơ quan thuế để nâng cao tính minh bạch trong các giao dịch xuất bán dầu thô, thuận lợi cho cơ quan thuế trong việc giám sát doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

- Bộ phận làm công tác thanh tra, kiểm tra phối hợp chặt chẽ với bộ phận kê khai, tin học thường xuyên rà soát, quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế; Phân loại, giám sát chặt chẽ các đối tượng có dấu hiệu kinh doanh mua bán hóa đơn bất hợp pháp, đồng thời có giải pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, chống thất thu cho NSNN.

4.2.5.3. Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động dầu khí

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đối với lĩnh vực khai thác dầu khí nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng cho công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thuế đối với khai thác dầu khí; xây dựng các chương trình học tập kinh nghiệm nước ngoài trong công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thuế đối với lĩnh vực dầu khí để triển khai, nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại Việt Nam.

- Kiện toàn nhân lực thanh tra, kiểm tra thuế theo hướng: Tiếp tục tăng cường lực lượng cho công tác thanh tra, kiểm tra; Xây dựng và triển khai thí điểm cơ chế đánh giá hiệu quả công việc kết hợp với bố trí, sử dụng luân phiên, luân chuyển cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế …

4.2.5.4. Một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra

- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí, đôn đốc, giám sát người nộp thuế nộp đủ số tiền thuế truy thu, phạt.

- Xây dựng sổ tay nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế nói chung và sổ tay nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí nói riêng.

Cùng với 5 nhóm giải pháp nêu trên thì quy trình quản lý thuế cũng phải tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, đảm bảo đơn giản, minh bạch, khoa học, hợp lý, dễ thực hiện. Qua đó, mọi công dân có thể biết và thực hiện quy định của pháp luật cũng như giám sát việc tuân thủ pháp luật của công chức nhà nước; đảm bảo tính tự kiểm tra và kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận trong cơ quan thuế, giúp phát hiện kịp thời sai sót và khắc phục kịp thời những sai sót đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)