Định hướng hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 111 - 115)

động khai thác dầu khí

4.1.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với hoạt động dầu khí gắn với Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020

Hoàn thiện quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí phải gắn với mục tiêu, yêu cầu và nội dung của Chiến lược cải cách hệ thống thuế. Theo đó, thời gian tới thuế TNDN cần tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung theo hướng vừa khích lệ người nộp thuế nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư, vừa là công cụ hữu hiệu góp phần quản lý, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo; thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu và góp phần hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến.

Điều chỉnh chính sách thuế, cơ chế quản lý thuế, các quy định về thủ tục, các điều kiện kỹ thuật, công nghệ, nhân lực thực hiện công tác quản lý thuế phù hợp với Chiến lược đã được phê duyệt.

Chính sách thuế TNDN phải đồng bộ, thống nhất, tạo sự công bằng bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị, nhà thầu nước ngoài thực hiện hoạt động khai thác dầu khí.

Các nội dung quy định, hướng dẫn về cách tính toán, xác định nghĩa vụ thuế phải nộp phải phù hợp với thực tế phát sinh và đặc thù hoạt động của ngành, lĩnh vực, đảm bảo khuyến khích doanh nghiệp phát triển.

Các quy định về thủ tục hành chính thuế đối với khai thác dầu khí phải tiếp tục được nghiên cứu, cải cách theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, tiết giảm tối đa thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế vào NSNN.

Phát triển hệ thống CNTT, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất của cơ quan thuế. Thực hiện tối đa việc ứng dụng công nghệ trong quản lý đảm bảo công tác quản lý thuế được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin hiện đại mang tính tự động cao, liên kết hiệu quả trong hệ thống cơ quan thuế và các Bộ, ngành liên quan.

Đánh giá, phân loại tính tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp, thực hiện công tác QLT theo cơ chế quản lý rủi ro trong các khâu khai thuế, nộp thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, quản lý nợ thuế.

Sắp xếp bộ máy tổ chức công tác quản lý thuế đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí hiệu lực, hiệu quả hơn. Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế đối với lĩnh vực dầu khí giỏi về chuyên môn, có năng lực công tác, kiến thức quản lý chuyên ngành sâu, khả năng ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong thực thi nhiệm vụ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao trong công việc.

4.1.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với hoạt động dầu khí phải thực hiện đồng bộ các khâu

Phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí là phải tiến hành đồng bộ các khâu: đào tạo cán bộ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy; áp dụng cơ chế quản lý (tự khai tự nộp, quản lý rủi ro...); hoàn thiện quy định về chính sách thuế, thủ tục thuế; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, CNTT, phương pháp tuyên truyền hỗ trợ, ...

- Hoàn thiện quy định về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí là vấn đề cốt lõi, quyết định tính hiệu lực, hiệu quả của công tác QLT đối với loại hình doanh nghiệp này.

- Hoàn thiện về nhân lực thực hiện công tác quản lý thuế và bộ máy tổ chức: Chất lượng nguồn nhân lực và việc sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí là vấn đề quan trọng tác động đến hiệu quả QLT, vấn đề này cần phải được quan tâm thực hiện đồng bộ với các nội dung hoàn thiện chính sách thuế, thủ tục thuế và cơ chế QLT thì mới phát huy tác dụng.

Doanh nghiệp, nhà thầu hoạt động khai thác dầu khí là những doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn, có tính đặc thù cao, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đạt trình độ quốc tế. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp này cũng cần phải được đào tạo tương xứng về mọi mặt đảm bảo tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn để có thể hỗ trợ được doanh nghiệp giải

quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý đồng thời có thể phát hiện được những gian lận của doanh nghiệp; Giỏi về tin học, ngoại ngữ để tiếp cận được nhiều thông tin, tiếp cận được các công nghệ mới, hiện đại để đảm bảo hiện đại hóa công tác QLT bằng việc ứng dụng CNTT; đồng thời cần phải có đạo đức nghề nghiệp, luôn “đồng hành” cùng NNT, coi trọng việc hỗ trợ NNT để NNT hiểu và chấp hành tốt pháp luật thuế.

Tương ứng với đặc thù và mô hình hoạt động của các đơn vị khai thác dầu khí thì việc tổ chức bộ máy quản lý thu thuế cũng cần được nghiên cứu, hoàn thiện theo hướng tinh gọn, hợp lý, nâng cao hiệu quả công tác QLT. Theo đó, nên tổ chức bộ phận QLT đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này tập trung tại Tổng cục Thuế, đây là xu hướng chung của các nước phát triển trong công tác quản lý thuế đó là sắp xếp bộ phận QLT trực tiếp đối với các doanh nghiệp lớn tại cơ quan thuế trung ương để bao quát hết mọi hoạt động của doanh nghiệp trên phạm vi cả nước để có thể hỗ trợ, chỉ đạo toàn diện các vấn đề về quản lý thuế phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của doanh nghiệp.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT và việc ứng dụng CNTT trong quản lý thuế: Hiệu quả QLT sẽ phát huy tác dụng triệt để nếu có chính sách thuế hợp lý, cơ chế QLT và bộ máy QLT phù hợp đồng thời được sự trợ giúp đắc lực của CNTT trong quản lý. Việc hoàn thiện hạ tầng CNTT và ứng dụng CNTT trong QLT sẽ giúp cho công tác QLT được thực hiện theo hướng hiện đại, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp được cập nhật vào hệ thống đầy đủ, khoa học, chính xác, kịp thời; các ứng dụng CNTT sẽ giúp CQT có thể liên kết, tích hợp các thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp một cách tự động từ đó công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp thuận lợi, hiệu quả hơn.

4.1.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN từ khai thác dầu khí theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả

Hiệu lực, hiệu quả của công tác QLT được thể hiện ở các nội dung sau:

- Pháp luật thuế phải được thực hiện nghiêm minh, các công cụ quản lý thuế cần phải phát huy tối đa tác dụng. Theo đó doanh nghiệp phải hiểu rõ quy định về

chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế, các hành vi vi phạm pháp luật thuế phải được phát hiện, ngăn chặn và thực hiện xử lý nghiêm theo quy định.

- Nâng cao năng lực của bộ máy tổ chức quản lý thuế, tối thiểu hóa các chi phí hành thu của cơ quan thuế và chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

4.1.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với hoạt động dầu khí theo hướng hiện đại hóa

Đây là một yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn phát triển, từ xu hướng hiện đại hóa công tác quản lý nói chung và công tác QLT nói riêng. Việc hiện đại hóa được thực hiện theo hướng tăng cường ứng dụng các công nghệ hiện đại vào QLT như: CNTT, công nghệ quản lý vào các khâu của quy trình quản lý thu thuế của cơ quan thuế.

Tuy nhiên, để thực hiện được việc hiện đại hóa công tác quản lý thuế cần nhận thức rõ một số nội dung sau:

Thứ nhất, hiện đại hoá quản lý thuế TNDN từ khai thác dầu khí không phải là trách nhiệm của riêng bộ phận tin học mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận nghiệp vụ làm quản lý thuế TNDN từ hoạt động dầu khí với bộ phận tin học để phân tích nghiệp vụ, có phương án đề xuất tối ưu xây dựng ứng dụng xử lý quy trình thủ tục về khai thuế, nộp thuế.

Thứ hai, cần tuyên truyền để lãnh đạo các cấp nhận thức đúng về mục tiêu, tính hiệu quả và phương pháp giải quyết của hiện đại hoá quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng CNTT. Muốn vậy thì không chỉ là đầu tư hạ tầng, máy móc thiết bị hiện đại mà từng cán bộ thuế phải là một mắt xích, vừa có nhiệm vụ khai thác thông tin trên hệ thống để xử lý nghiệp vụ vừa có nhiệm vụ cập nhật thông tin đã được xử lý để chia sẻ thông tin với cán bộ khác liên quan.

Thứ ba, để bảo đảm cho phát triển hệ thống thông tin, cần bồi dưỡng năng lực và tạo thói quen cho từng cán bộ thuế thực hiện được đúng vai trò của mình vừa khai thác được thông tin trên hệ thống vừa cập nhật được thông tin xử lý thì trước hết cán bộ thuế phải có khả năng khai thác thông tin và phải có thói quen khai thác thông tin đồng thời phải thực hiện cập nhật thông tin để luôn luôn có thông tin mới.

Thứ tư, hiện đại hoá quản lý thuế TNDN từ khai thác dầu khí cần bảo đảm trang thiết bị hệ thống hạ tầng như: máy móc thiết bị, hệ thống mạng, các ứng dụng hỗ trợ thuận lợi để cán bộ thuế có thể thực hiện thuận tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Thứ năm, hiện đại hoá quản lý thuế TNDN từ khai thác dầu khí cần phải có quy trình, quy chế cụ thể và sự chỉ đạo kiểm soát quyết liệt từ lãnh đạo các cấp để các công chức thừa hành nhiệm vụ phải tuân thủ, tạo thói quen thực hiện, hạn chế tính ngại khó, ngại khổ trong bước đầu thực hiện.

Thứ sáu, phải xây dựng chương trình kế hoạch với lộ trình triển khai cụ thể, phân công phân nhiệm chi tiết. Giao đúng việc, đúng người tới từng cán bộ công chức, từng bộ phận trong đơn vị. Xác định rõ bộ phận đầu mối, chủ trì công việc, các bộ phận phối hợp triển khai, trách nhiệm của từng cán bộ thuế được giao phụ trách các mảng công việc. Xây dựng quy trình giải quyết công việc khoa học, hợp lý để tăng tính hiệu quả trong triển khai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)