Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với các đơn vị hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 115 - 120)

động khai thác dầu khí tại Việt Nam

Quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí nói chung và quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí nói riêng cần có các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa, phát huy những điểm mạnh, tìm cách khắc phục những điểm yếu từ các nguyên nhân đã được xác định.

Để góp phần hoàn thiện quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam, tác giả luận văn xin đề xuất một số giải pháp như sau:

4.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với các đơn vị hoạt động khai thác dầu khí động khai thác dầu khí

Tổ chức bộ máy quản lý thuế là khâu quan trọng trong thực hiện công tác quản lý thuế, bao gồm việc xác định cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, nhằm xây dựng hệ thống quản lý thuế khoa học, phù hợp, đảm bảo tính

thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chức năng quản lý thuế nhằm thực thi chính sách, pháp luật thuế một cách nghiêm minh, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN.

4.2.1.1. Tổ chức bộ phận quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí tập trung tại cơ quan Tổng cục Thuế

Như đã đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí về những hạn chế, mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện nay đối với các đơn vị hoạt động khai thác dầu khí cần sắp xếp lại để đảm bảo tính đồng bộ thống nhất giữa các cấp và thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, cụ thể:

Nghiên cứu giao Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế quản lý trực tiếp các đơn vị hoạt động khai thác dầu khí trên địa bàn cả nước. Theo đó, mô hình tổ chức hiện tại của Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn tại Tổng cục Thuế cần nghiên cứu cho phép chuyển đổi thành mô hình Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn và bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ đảm bảo có đủ thẩm quyền, thông tin, tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về thuế đối với DNL (thuộc các thành phần kinh tế) có tính chất đặc thù trong phạm vi toàn quốc trong đó có các đơn vị khai thác dầu khí, phù hợp với Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Việc giao cho một đơn vị là đầu mối thực hiện QLT đối với các DNL như các đơn vị hoạt động khai thác dầu khí giúp cho công tác QLT được tiếp cận một cách đầy đủ, toàn diện hoạt động của các doanh nghiệp này ở tất cả các khâu trong quy trình tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí của doanh nghiệp từ đó giúp CQT tránh được cách nhìn phiến diện do chỉ quản lý một đơn vị thực hiện một phần hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tránh được tư tưởng tận thu cho địa phương. Việc QLT tập trung tại Tổng cục Thuế cũng giúp cho CQT quản lý trực tiếp thu thập thông tin từ doanh nghiệp đầy đủ, sát thực tế hơn giúp cho việc phân tích, đánh giá và xây dựng chính sách thuế đối với doanh nghiệp phù hợp, khả thi hơn. Để thực hiện được giải pháp này, Tổng cục Thuế cần rà soát lại chức năng,

nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến công tác quản lý thuế doanh nghiệp lớn, đề xuất trình Bộ Quyết định số 2156/QĐ-BTC ngày 11/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo hướng chuyển Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thành Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn đồng thời bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho đơn vị này để thực hiện đầy đủ chức năng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn nhưng trước mắt thí điểm đối với công tác quản lý thuế từ hoạt động khai thác dầu khí và một số ngành, lĩnh vực đặc thù khác như ngành điện lực, ngân hàng, viễn thông; trong đó có riêng một phòng thực hiện chức năng quản lý thuế đối với lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

4.2.1.2. Bố trí cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế

Với yêu cầu quản lý thuế đòi hỏi ngày càng cao, đội ngũ cán bộ chuyên trách này cần phải được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, được sắp xếp, bố trí một cách hợp lý, khoa học theo hướng chuyên môn hóa sâu theo từng chức năng công việc và theo từng đối tượng nộp thuế, đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, đảm bảo tinh gọn và đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại. Bổ sung nhân lực có kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, các đơn vị khai thác dầu khí từ một số Cục Thuế lớn về bộ phận quản lý thuế doanh nghiệp lớn tại Tổng cục Thuế để có đủ nhân lực thực hiện đầy đủ chức năng quản lý thuế.

4.2.1.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công chức làm việc tại bộ phận Quản lý thuế doanh nghiệp lớn về chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm công vụ, đảm bảo cán bộ công chức làm việc ở bộ phận này không chỉ hiểu chính sách thuế mà còn phải nắm vững về đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo từng ngành, lĩnh vực; có trình độ ngoại ngữ để có thể kiểm tra, kiểm soát được các giao dịch quốc tế của doanh nghiệp lớn và quan trọng nhất là phải có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện việc trên, công tác đào tạo cần theo hướng chuyên môn hóa theo từng chức năng công việc như: tính thuế, khai thuế, đôn đốc cưỡng chế thu, thanh tra

thuế, kiểm tra thuế. Nội dung đào tạo và bồi dưỡng phải đảm bảo trang bị, củng cố đầy đủ kiến thức chủ yếu như chính sách kinh tế, tài chính và pháp luật liên quan đến thuế; phân tích dự báo thuế; yêu cầu, lộ trình hội nhập thuế quốc tế; kế toán doanh nghiệp; kiến thức quản lý nhà nước; ngoại ngữ; phương pháp, kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế;…. Đồng thời tăng cường bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về ngành, lĩnh vực, đặc biệt là những ngành đặc thù như dầu khí, trong đó quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chính sách pháp luật riêng về hoạt động dầu khí, chế độ kế toán của doanh nghiệp dầu khí, kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp dầu khí …

Theo đó, Tổng cục Thuế cần xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo chung định kỳ cho cán bộ làm công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn nói chung và hoạt động khai thác dầu khí nói riêng, trong đó:

- Xác định đối tượng và xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, tài liệu bồi dưỡng cụ thể theo từng khóa đào tạo;

- Lựa chọn, xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức tại Tổng cục Thuế cũng như Cục Thuế có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm và năng lực để giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm quản lý thuế cho cán bộ công chức thuế.

- Tăng cường cho cán bộ công chức quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn nói chung và đối với doanh nghiệp hoạt động khai thác dầu khí nói riêng được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn tại nước ngoài về kiến thức, kinh nghiệm quản lý thuế đối tượng nộp thuế lớn và các vấn đề thuế quốc tế liên quan.

- Chú trọng đào tạo tại chỗ thông qua việc cán bộ có kinh nghiệm đi trước, cán bộ có kỹ năng, có chuyên môn nghiệp vụ tại từng cơ quan thuế hỗ trợ, hướng dẫn, đào tạo cán bộ trẻ,…

- Phối hợp với các Bộ ngành, đơn vị liên quan đến lĩnh vực dầu khí như Bộ Công thương (Vụ Dầu khí), Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật quốc tế),Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, một số tổ chức quốc tế (như World Bank, JAICA,… ), một số công ty kiểm toán quốc tế,… để tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, các lớp tập huấn về chính sách pháp luật Việt Nam và quốc tế đối với lĩnh vực dầu khí, tổ chức công tác

kế toán và chế độ kế toán của doanh nghiệp dầu khí, các vấn đề về thuế quốc tế liên quan (như chống chuyển giá, BEPS,… ),…

4.2.2. Nhóm giải pháp về cải cách thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế

4.2.2.1. Giảm thiểu thủ tục hành chính đối với người nộp thuế đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả

Đối với thủ tục về hồ sơ khai thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu, thực hiện cải cách, đơn giản hóa hồ sơ một cách triệt để. Hiện để thực hiện nghĩa vụ thuế đối với mỗi lô dầu thô xuất bán, người nộp thuế đồng thời phải tạm nộp 2 khoản thuế là thuế tài nguyên và thuế TNDN và phải kê khai tại 2 tờ khai khác nhau (mẫu tờ khai số 01/TAIN-DK và mẫu tờ khai 01/TNDN-DK). Để giảm thiểu thủ tục cho người nộp thuế, có thể nghiên cứu, rà soát bãi bỏ các chỉ tiêu không cần thiết, cho phép NNT thực hiện khai thuế tài nguyên tạm tính và thuế TNDN tạm tính từ khai thác dầu khí trên cùng một tờ khai, giúp NNT tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc làm thủ tục thuế và CQT tiết kiệm thời gian, chi phí cho công tác hành thu. Thực hiện giải pháp này, Tổng cục Thuế cần rà soát để tham mưu với Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung quy định về kê khai, nộp thuế tạm tính và các mẫu biểu, tờ khai thuế theo hướng giảm số lượng tờ khai và các chỉ tiêu trên tờ khai tại Thông tư số 36/2016/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính cho NNT.

4.2.2.2. Tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thuế đồng thời hỗ trợ người nộp thuế

- Nâng cấp, hoàn thiện ứng dụng khai, nộp thuế điện tử cho các nhà thầu dầu khí, trong đó hỗ trợ khai thuế điện tử cho tất cả các tờ khai, khắc phục một số lỗi hệ thống khiến người nộp thuế không nộp được tờ khai.

- Xây dựng phần mềm tích hợp số liệu từ ứng dụng khai thuế điện tử đối với dầu khí vào hệ thống quản lý thuế chung, thống nhất trong toàn ngành thuế trong đó đảm bảo thực hiện được việc theo dõi, tổng hợp số liệu khai, nộp thuế bằng đồng USD đối với hoạt động khai thác dầu khí vào dữ liệu chung.

- Xây dựng các phân hệ quản lý thuế riêng với ngành, lĩnh vực đặc thù trong đó có dầu khí như hệ thống các báo cáo thuế riêng đối với lĩnh vực dầu khí, phần mềm phân tích rủi ro đối với hoạt động dầu khí, phần mềm hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế đối với dầu khí;…

Mặc dù đây là lĩnh vực có phạm vi tác động ít, chỉ thực hiện đối với một số người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí, nhưng đối tượng ở đây là các tập đoàn, công ty đa quốc gia, có số thu lớn cho ngân sách nhà nước, có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế, vì vậy việc áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế TNDN, giúp các nhà thầu dầu khí có thể thực hiện khai thuế qua mạng, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian cho kê khai, nộp thuế. Điều này sẽ có tác động lan tỏa trên trường quốc tế, tạo sự thu hút đối với đầu tư nước ngoài, tăng cường nguồn thu cho tương lai.

Đồng thời, việc quản lý thuế TNDN trên ứng dụng CNTT giúp cơ quan thuế tự động hóa trong công tác quản lý thuế TNDN đối với khai thác dầu khí, giảm được biên chế cán bộ cho bộ phận này và tiết giảm chi phí cho ngành thuế. Việc tích hợp hệ thống dữ liệu vào hệ thống dữ liệu quản lý thuế chung của ngành thuế sẽ giúp cơ quan thuế có được một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, thống nhất trong toàn quốc, phục vụ tốt công tác xây dựng dự toán thu, công tác phân tích rủi ro người nộp thuế được khoa học, chính xác hơn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)