Tổ chức bộ máy quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 69 - 74)

khai thác dầu khí ở Việt Nam

3.1.2.1. Tổng quan về tổ chức bộ máy cơ quan thuế tại Việt Nam

Bộ máy cơ quan thuế tại Việt Nam được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương, Tổng cục Thuế là cơ quan thuế trung ương chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Tài chính và thống nhất chỉ đạo các Cục Thuế địa phương. Theo Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính (thay thế Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009), hệ thống cơ quan thuế các cấp bao gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Chi cục Thuế cấp quận, huyện. Công tác quản lý thuế được tổ chức thực hiện theo 4 chức năng chính: Tuyên truyền, hỗ trợ NNT; Quản lý NNT, kê khai, nộp thuế, kế toán thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Thanh tra, kiểm tra.

Mô hình tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp thể hiện qua sơ đồ:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ hệ thống cơ quan thuế các cấp

Chính phủ Bộ Tài chính Tổng cục Thuế Cục Thuế Chi cục Thuế Gồm: - 13 Vụ

- Văn phòng (có đại diện ở tp. HCM) Gồm: - Trường nghiệp vụ Thuế

- Tạp chí Thuế

- Cục Công nghệ thông tin

Gồm không quá 11 phòng chức năng và 10 phòng thanh tra - kiểm tra (với Cục Thuế Hà Nội và Hồ Chí Minh)

Gồm không quá 9 phòng chức năng và 5 phòng thanh tra - kiểm tra (với các Cục Thuế còn lại)

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơ quan Tổng cục Thuế

Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương gồm các Vụ, đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thuế gồm những công việc chính như:

- Xây dựng các chương trình, đề án chiến lược, kế hoạch trung và dài hạn hàng năm về QLT;

- Xây dựng và trình Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn về chính sách thuế và chính sách quản lý thuế;

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cục Thuế Chi cục Thuế Tạp chí Thuế Vụ Kiểm tra nội bộ Vụ Tổ chức cán bộ Vụ Tài vụ - Quản trị Trường nghiệp vụ thuế Văn phòng Cục Công nghệ thông tin Vụ Chính sách Vụ Pháp chế Vụ Dự toán thu thuế Vụ Tuyên truyền - hỗ trợ NNT Vụ Kê khai - Kế toán thuế Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Vụ Thanh tra - kiểm tra Vụ Quản lý thuế DN lớn Vụ QLT DN nhỏ và vừa và HKD, cá nhân Vụ Hợp tác quốc tế

- Xây dựng và ban hành các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế;

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện chính sách, pháp luật thuế và các quy trình nghiệp vụ, kỹ năng quản lý thuế;

- Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, thu nộp các loại thuế; - Tuyên truyền hỗ trợ về thuế trên địa bàn cả nước;

- Thực hiện một số chức năng quản lý trong công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn.

Cơ quan thuế địa phương chia theo hai cấp hành chính: Cục Thuế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung: Cục Thuế cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế và Chi cục Thuế cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung: Chi cục Thuế cấp huyện) trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh.

Cơ quan thuế ở địa phương có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn được giao theo quy định của pháp luật. Như vậy, với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục thuế cấp tỉnh thực hiện quản lý thuế trực tiếp đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn sẽ được phân cấp cho Chi cục thuế cấp huyện quản lý thuế trực tiếp.

3.1.2.2. Tổ chức bộ máy cơ quan thuế quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí

Thực tế việc phân bố nơi đặt văn phòng điều hành của các nhà thầu dầu khí để thực hiện hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí chỉ tập trung tại 3 địa phương gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và với cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan thuế như trên, mô hình bộ máy tổ chức quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí cũng được bố trí, tổ chức tương ứng gồm:

- Một bộ phận thuộc cơ quan thuế cấp trung ương thực hiện công tác điều hành, chỉ đạo chung.

- Một bộ phận thuộc Cục Thuế địa phương nơi đóng trụ sở chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc nơi đóng văn phòng điều hành của các Nhà thầu dầu

khí (không bố trí cơ quan thuế quản lý cấp Chi cục Thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí).

* Tại cơ quan thuế cấp Trung ương (Tổng cục Thuế)

Theo Quyết định số 2156/QĐ-BTC ngày 11/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính, bộ phận quản lý thuế TNDN đối với hoạt động khai thác dầu khí nằm tại Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Vụ DNL) thuộc Tổng cục Thuế. Vụ DNL có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng quản lý thuế đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp có quy mô lớn, có tính chất đặc thù (gọi chung là doanh nghiệp lớn) trên phạm vi cả nước không phân chia theo ranh giới hành chính các tỉnh, thành phố. Theo đó, Vụ DNL được giao nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, cụ thể:

- Nghiên cứu trình Bộ Tài chính ban hành chính sách thuế đặc thù đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cơ quan thuế các cấp thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế đối với các Nhà thầu dầu khí thực hiện hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam;

- Giải đáp các vướng mắc, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền để hoàn chỉnh các quy định về chính sách thuế và chính sách quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí.

- Tổng hợp, phân tích, xây dựng dữ liệu, thực hiện liên kết thông tin quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí;

- Tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành thuế về thu ngân sách từ thuế TNDN đối với hoạt động dầu khí; xây dựng dự toán thu ngân sách hàng năm và đánh giá rủi ro trong quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí;

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế đối với các nhà thầu dầu khí.

* Tại cơ quan thuế cấp địa phương

Tại Cục Thuế cấp tỉnh, bộ phận theo dõi, thực hiện quản lý thuế trực tiếp các HĐDK là phòng Kiểm tra thuế. Cục Thuế quản lý trực tiếp việc chấp hành pháp luật

thuế của người nộp thuế (các Nhà thầu dầu khí) thuộc địa bàn cấp tỉnh được giao quản lý, bao gồm các công tác từ đăng ký cấp mã số thuế cho người nộp thuế; trực tiếp tiếp nhận hồ sơ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế của các nhà thầu và trực tiếp thực hiện công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế đối với các nhà thầu dầu khí. Thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, giải đáp, hướng dẫn vướng mắc cho người nộp thuế, báo cáo Tổng cục Thuế các trường hợp vướng mắc vượt thẩm quyền xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)