Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 95 - 98)

Một là đảm bảo số thu cho NSNN

Mặc dù kết quả hoàn thành thu NSNN hàng năm từ hoạt động khai thác dầu khí còn chưa ổn định tuy nhiên qua các chỉ tiêu đánh giá về thực hiện nhiệm vụ thu thì kết quả thu NSNN từ hoạt động khai thác dầu khí cơ bản đạt kế hoạch. Với số thu về thuế TNDN từ khai thác dầu khí đạt bình quân khoảng 30.000 tỷ đồng mỗi năm và hạch toán 100% về Ngân sách trung ương, có thể nói đây là nguồn thu quan trọng trong cân đối thu của Ngân sách trung ương, góp phần đảm bảo cân đối nguồn cho các hoạt động đầu tư phát triển và ổn định kinh tế - xã hội mà trung ương có thể bố trí, điều tiết về một số địa phương có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn, nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho những khu vực khó khăn trên cả nước.

Hai là tổ chức được bộ phận quản lý thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí

Với mô hình tổ chức hiện nay để thực hiện quản lý thuế đối với khai thác dầu khí thì: Cơ quan thuế cấp trung ương (Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế) đóng vai trò chỉ đạo, điều phối chung trên phạm vi toàn quốc, trực tiếp hỗ trợ NNT xử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động thuộc thẩm quyền cấp Bộ, Thủ tướng Chính phủ hoặc thực hiện các vấn đề về đàm phán cấp cao các điều khoản về thuế và chi phí khi đàm phán các HĐDK, các Hiệp định liên chính phủ có liên quan đến vấn đề thuế; Cấp Cục Thuế trực tiếp hỗ trợ NNT các vấn đề kỹ thuật cụ thể về khai thuế, nộp thuế, xác định nghĩa vụ thuế, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu nợ thuế của NNT.

Thời gian qua đã tích cực hỗ trợ hiệu quả các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí và các vấn đề phát sinh được thống nhất thực hiện trên phạm vi toàn quốc, hạn chế xảy ra tình trạng cùng một vấn đề nhưng hướng dẫn xử lý khác nhau giữa các Cục Thuế gây khó khăn cho người nộp thuế.

Ba là Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, công tác đăng ký, khai, nộp thuế, quản lý nợ thuế được quan tâm

Qua các chỉ tiêu đánh giá về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế được phân tích tại mục 3.2.3 có thể thấy công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

đã được triển khai tương đối kịp thời, đầy đủ đến các nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí. Các hình thức tuyên truyền hỗ trợ được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng như trả lời trực tiếp qua điện thoại, trả lời văn bản, tổ chức đối thoại, tập huấn, hội thảo chính sách thuế giúp các doanh nghiệp hiểu và thực hiện chính sách thuế TNDN được tốt hơn. Đây là yếu tố quan trọng trong QLT khi thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp.

Về công tác đăng ký thuế, đã thực hiện phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư các tỉnh thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” để rút ngắn thời gian đăng ký thuế, cấp MST và con dấu cho NNT, cải cách hành chính tạo thuận lợi cho NNT. Việc nghiên cứu, có hướng dẫn riêng về công tác cấp mã số thuế đối với từng HĐDK và từng nhà thầu tham gia trong HĐDK là một bước cải cách trên cơ sở tiếp thu thực tế hoạt động của lĩnh vực dầu khí, tạo thuận lợi cho các nhà thầu dầu khí thực hiện nghĩa vụ thuế vào NSNN.

Công tác quản lý khai thuế, nộp thuế, quản lý nợ thuế đã thực hiện khách quan, minh bạch theo Luật QLT đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động như nhau nhưng ý thức chấp hành nộp thuế khác nhau. Các chỉ tiêu về đánh giá mức độ tuân thủ của người nộp thuế cơ bản đều đạt, người nộp thuế nộp thuế đầy đủ và tỷ lệ khai, nộp thuế đúng hạn ở mức cao. Việc quản lý nợ thuế đối với các đơn vị khai thác dầu khí luôn được quan tâm đúng mức, không phát sinh nợ thuế theo kê khai. Đối với số nợ thuế phát sinh qua thanh tra, kiểm tra thuế được phân loại và áp dụng các biện pháp đôn đốc đúng quy trình đảm bảo 100% số nợ thực tế được thu vào NSNN, không phát sinh số nợ không có khả năng thu.

Bốn là Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã được chú trọng hơn

Qua một số chỉ tiêu về đánh giá công thức thanh tra, kiểm tra thuế có thể thấy công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với các đơn vị thực hiện hoạt động khai thác dầu khí đã được quan tâm triển khai thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro đảm bảo tập trung nguồn lực cần thiết cho những vấn đề trọng tâm, trọng điểm có rủi ro lớn về thuế từ đó nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng và hiệu quả QLT nói chung. Các cuộc thanh tra, kiểm tra đã phát hiện vi

phạm và được xử lý nghiêm theo quy định của Luật Quản lý thuế đã góp phần chống thất thu cho NSNN đồng thời phát huy tác dụng răn đe để doanh nghiệp có ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế tốt hơn. Qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế, cơ quan thuế đã phổ biến, quán triệt sâu hơn tới các nhà thầu dầu khí, các nhà điều hành về chính sách pháp luật, giúp cho người nộp thuế hiểu và áp dụng đúng chính sách, hạn chế rủi ro, vi phạm; bên cạnh đó, rút ra những vấn đề còn hạn chế để hoàn thiện chính sách pháp luật.

Năm là Công tác hiện đại hóa trong quản lý thuế được đẩy mạnh triển khai

Công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng khắp trong các lĩnh vực quản lý thuế cũng như hỗ trợ người nộp thuế. Trong thời gian qua, cơ quan thuế đã xây dựng và triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng nhu cầu quản lý thuế như các hệ thống quản lý thuế tập trung TMS, hệ thống quản lý đăng ký thuế, hệ thống thanh tra, kiểm tra (TTR, TPR), hệ thống quản lý nợ thuế (QTN),… đồng thời xây dựng và nâng cấp nhiều ứng dụng hỗ trợ cho người nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế như ứng dụng hỗ trợ kê khai HTKK; ứng dụng kê khai, nộp thuế và điện tử (thuedientu.gdt.gov.vn); … qua đó tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, giảm thủ tục hành chính và tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)