Định hướng, mục tiêu phát triển hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 108 - 111)

Với vai trò đặc biệt quan trọng của ngành dầu khí trong phát triển kinh tế đất nước, đóng góp số thu ngân sách nhà nước lớn và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 phê duyệt chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, một số nội dung chính gồm:

4.1.1.1. Quan điểm phát triển

- Phát triển ngành dầu khí phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam và chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả và bền vững, có khả năng cạnh tranh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển đất nước, tham gia tích cực bảo vệ chủ quyền quốc gia, đóng góp hiệu quả công tác an sinh xã hội.

- Phát triển ngành dầu khí theo nguyên tắc kinh tế thị trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường tính chủ động trong quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tiếp tục thúc đẩy gia tăng trữ lượng dầu khí, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí ở trong nước; tăng cường đầu tư tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng sâu, xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển; đồng thời, tích cực tìm kiếm mở rộng hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ra nước ngoài trên cơ sở hiệu quả kinh tế, có trọng tâm, trọng điểm nhằm chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Tích cực nghiên cứu tìm kiếm, thăm dò các dạng hydrocarbon phi truyền thống (khí than, khí nông, khí đá phiến sét, hydrate khí …); thúc đẩy phát triển năng

lượng mới, năng lượng tái tạo; chủ động xây dựng lộ trình/kế hoạch nhập khẩu nguồn năng lượng sơ cấp (dầu thô, LNG …) phục vụ phát triển đất nước.

- Tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính là: tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, công nghiệp khí, chế biến dầu khí, tồn trữ và phân phối các sản phẩm dầu khí, dịch vụ dầu khí, trong đó lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là cốt lõi; đẩy mạnh phát triển công nghiệp khí, hóa dầu, dịch vụ dầu khí chất lượng cao; tham gia đầu tư sản xuất điện theo chỉ đạo của Chính phủ.

- Phát huy tối đa nội lực, kết hợp với đẩy mạnh hợp tác, hội nhập và liên kết quốc tế nhằm tranh thủ các nguồn lực quốc tế về tài chính, công nghệ, tri thức … góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dầu khí.

- Xây dựng và thực hiện các giải pháp đột phá về: tổ chức quản lý; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.

4.1.1.2. Mục tiêu phát triển

(1) Mục tiêu tổng quát

Phát triển ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, then chốt, hoàn chỉnh, đồng bộ, bao gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu, góp phần bảo đảo an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là đơn vị nòng cốt, chủ lực của ngành dầu khí, năng động, hoạt động hiệu quả, có tiềm lực tài chính và khoa học cộng nghệ, có sức cạnh tranh cao, chủ động hội nhập quốc tế.

(2) Mục tiêu cụ thể

*/ Lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí: Ở trong nước:

- Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản và tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở trong nước, nhất là ở những vùng nước sâu, xa bờ; bảo đảm tìm kiếm, thăm dò dầu khí đi trước một bước, nhằm gia tăng và đặt cơ sở trữ lượng dầu khí cho sự phát triển bền

vững, lâu dài của ngành dầu khí; phấn đấu đến năm 2035, cơ bản đánh giá được trữ lượng dầu khí trên toàn thềm lục địa Việt Nam.

- Đẩy mạnh công tác tận thăm dò đối với các khu vực đang khai thác nhằm duy trì và gia tăng sản lượng khai thác dầu khí; tích cực nghiên cứu và thăm dò các bể trầm tích mới, các dạng hydrocarbon phi truyền thống (khí than, khí nông, khí đá phiến sét, hydrate khí …) để bổ sung trữ lượng phục vụ khai thác dầu khí.

- Khai thác hiệu quả các mỏ hiện có; phát triển và đưa các mỏ đã có phát hiện dầu khí vào khai thác một cách hợp lý và hiệu quả để sử dụng tài nguyên dầu khí trong nước lâu dài. Triển khai công tác thu dọn các mỏ đã hết khả năng khai thác, bảo đảm hoàn nguyên môi trường sinh thái.

- Phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 20-30 triệu tấn quy dầu/năm; sản lượng khai thác dầu khí trong nước đạt 22-23 triệu tấn/năm, trong đó sản lượng dầu thô và condensate đạt 5-14 triệu tấn/năm; sản lượng khí đạt 11-21 tỷ m3/năm.

Ở nước ngoài:

- Tiếp tục triển khai các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài với những bước đi thận trọng, phù hợp với khả năng tài chính và năng lực quản lý của ngành dầu khí, trên nguyên tắc hiệu quả và quản trị tốt rủi ro. Lựa chọn các khu vực có tiềm năng dầu khí cao, môi trường đầu tư tốt, thuận lợi về quan hệ chính trị theo thứ tự ưu tiên là: (i) Liên bang Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ; (ii) Đông Nam Á; (iii) Bắc Mỹ và Nam Mỹ; (iv) Châu Phi và Trung Đông.

- Phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí ở nước ngoài đạt 8-12 triệu tấn quy dầu/năm; sản lượng khai thác dầu thô ở nước ngoài đạt 3-8 triệu tấn/năm.

*/ Lĩnh vực công nghiệp khí:

- Phát triển lĩnh vực công nghiệp khí hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các khâu, từ: khai thác – thu gom - vận chuyển - chế biến - xuất nhập khẩu - dự trữ - phân phối khí và sản phẩm khí; duy trì cung cấp 100% thị phần khí khô và LPG toàn quốc.

- Nghiên cứu, tìm kiếm thị trường và xây dựng cơ sở hạ tầng kho cảng để sẵn sàng nhập khẩu LNG từ sau năm 2020. Nghiên cứu phương án xây dựng đường ống kết nối các khu vực, hình thành hệ thống đường ống dẫn khí quốc gia ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)