Lập dự toán thu thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 76 - 78)

Do số thu từ hoạt động dầu khí là một khoản thu lớn của NSNN, có vai trò quan trọng trong cân đối ngân sách trung ương nên công tác xây dựng kế hoạch thu thuế từ khai thác dầu khí làm cơ sở báo cáo Quốc hội để giao dự toán cho các địa phương: Tp.Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng luôn được quan tâm, chú trọng. Theo hướng dẫn thống nhất của ngành thuế, công tác lập kế hoạch thu thuế TNDN từ hoạt động dầu khí sẽ được thực hiện cùng các khoản thu khác từ hoạt động khai thác dầu khí theo 3 bước: (1) Xây dựng kế hoạch; (2) Thảo luận kế hoạch; (3) Quyết định, phân bổ, giao kế hoạch.

Theo quy trình trên, hàng năm, vào thời điểm tháng 7, tháng 8 của năm thực hiện, Tổng cục Thuế sẽ làm việc với các Cục Thuế địa phương nêu trên và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đánh giá tình hình thực hiện dự toán của năm thực hiện, dự kiến giá dầu, sản lượng khai thác của năm kế tiếp để xây dựng dự toán thu cho năm tiếp sau và 4 năm tiếp theo. Số kế hoạch thu ngân sách từ hoạt động dầu khí được xây dựng chi tiết theo từng sản phẩm (dầu, condensate, khí) và chi tiết theo từng loại thuế và khoản thu trên cơ sở đánh giá nhiều yếu tố như: số thu năm trước; các chính sách mới có tác động trong năm; tình hình biến động của giá dầu trong giai đoạn lập kế hoạch; số lượng các lô mỏ dự kiến có khai thác thương mại; tình hình sản xuất kinh doanh, kế hoạch khai thác của các HĐDK; tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến; các yếu tố khác.

Việc thảo luận kế hoạch thu ngân sách phải qua 2 vòng: Vòng 1 Tổng cục Thuế thảo luận với Cục Thuế địa phương trên cơ sở kế hoạch Cục Thuế xây dựng;

Vòng 2 Tổng cục Thuế tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính trên cơ sở kết quả Vòng 1. Sau đó, Bộ Tài chính làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thảo luận về kế hoạch ngân sách (bao gồm cả thu và chi). Sau khi tiến hành xong các bước thảo luận và chốt số kế hoạch, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội về kế hoạch thu ngân sách. Kế hoạch thu nội địa trong đó có số thu từ dầu khí được giao chính thức cho từng Cục Thuế sau khi được Quốc hội thông qua.

Đồng thời, trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế luôn bám sát, đánh giá nhằm có sự điều chỉnh kịp thời trong trường hợp có biến động lớn, ảnh hưởng đến số thu ngân sách như sự biến động của giá dầu thế giới, thay đổi về trữ lượng, sản lượng dầu khí khai thác,… Công tác đánh giá, xây dựng, thực hiện dự toán thu ngân sách từ dầu khí có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa Tổng cục Thuế với đầu mối là Vụ DNL, các Cục Thuế địa phương với PVN, các Nhà thầu dầu khí.

Kết quả thực hiện dự toán thu thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí các năm 2015-2019 như sau:

Bảng 3.5. Kết quả thực hiện dự toán thu thuế từ dầu khí giai đoạn 201 5-2019

STT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019

1 Dự toán pháp lệnh

thu từ dầu khí

Nghìn tỷ

đồng 93,00 54,51 38,30 35,90 44,61

2 Giá dầu kế hoạch USD/thùng 90 60 50 50 60

3 Giá dầu thực hiện

bình quân USD/thùng 53 45 74 74 70 4 Tổng thu NSNN từ dầu khí Nghìn tỷ đồng 67,51 40,19 49,58 66,05 56,25 5=4/ 1 Tỷ lệ % Số thu thực hiện/Dự toán % 73 74 129 184 126 6 Số vượt dự toán/(Số hụt thu) Nghìn tỷ đồng (25,49) (14,31) 11,28 30,1 11,2

[Nguồn:Tổng hợp từ số liệu quyết toán, số liệu báo cáo tổng kết của Tổng cục Thuế]

Qua Bảng 3.5, ta thấy, có năm số thu vượt kế hoạch khá cao nhưng cũng có năm số thu thấp hơn khá nhiều so với số kế hoạch. Điều này thể hiện rõ khi phân tích chỉ tiêu tỷ lệ số thu từ hoạt động dầu khí thực hiện so với tổng số thu từ dầu khí theo dự toán pháp lệnh, cụ thể: năm 2015 và 2016, tổng thu NSNN từ dầu thô chỉ đạt

73%-74% dự toán tương ứng số hụt thu các năm lần lượt là 25,49 nghìn tỷ đồng và 14,31 nghìn tỷ đồng; nhưng giai đoạn năm 2017-2018 vượt dự toán từ 29%-84%, điển hình năm 2018 vượt dự toán tới 84%, số vượt dự toán tuyệt đối là 30,1 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu thô thực hiện bình quân các năm chênh lệch rất nhiều so với giá dầu thô áp dụng để xây dựng dự toán. Cụ thể:

Giai đoạn năm 2015-2016, giá dầu thô thực tế thấp hơn giá dầu dự toán từ 27%-50% (năm 2015, giá dầu thô bình quân năm là 53 USD/thùng chỉ bằng 50% giá dầu xây dựng dự toán; năm 2016, giá dầu thô bình quân là 45 USD/thùng, giảm 27% so với giá dầu xây dựng dự toán).

Giai đoạn 2017-2019, giá dầu thô thực tế và sản lượng thanh toán thực tế đều vượt so với giá và sản lượng dự toán. Cụ thể: Năm 2017 và 2018, giá dầu đạt 74 USD/thùng tăng 48% so với giá xây dựng dự toán và sản lượng thanh toán đạt cao hơn dự toán là 1,29 triệu tấn (năm 2017), 1,2 triệu tấn (năm 2018); năm 2019 giá dầu đạt 70 USD/thùng cao hơn dự toán 17%; bên cạnh đó, năm 2018 còn phát sinh khoản thu kết dư chi phí của Liên doanh Vietsovpetro khoảng 3.300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thực trạng trên cũng đặt ra vấn đề việc xây dựng dự toán thu NSNN từ hoạt động khai thác dầu khí được thực hiện theo những căn cứ nào? các căn cứ đó có đảm bảo phù hợp không? Làm sao để việc lập dự toán sát với thực tế?,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)