Công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 88 - 95)

Thanh tra, kiểm tra thuế là khâu quan trọng trong quy trình quản lý thuế đặc biệt trong cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp của NNT thì CQT chuyển sang vai trò hỗ trợ và giám sát doanh nghiệp thực hiện pháp luật thuế. Công tác tuyên truyền hỗ trợ đã thực hiện vai trò hỗ trợ thì công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện vai trò giám sát của CQT. Cơ quan thuế làm tốt vai trò giám sát khi đó hiệu quả QLT sẽ được nâng cao. Các hình thức thanh tra, kiểm tra đối với PVN, Nhà thầu dầu khí được thực hiện theo từng mức độ từ đơn giản đến phức tạp và áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro.

Hàng năm, Tổng cục Thuế, Cục Thuế địa phương xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế giao cho các bộ phận chuyên môn (Vụ DNL, Phòng Thanh tra, Kiểm tra) triển khai thực hiện. Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo quy trình, thông qua đánh giá rủi ro, phân tích thông tin về đối tượng nộp thuế thông qua hồ sơ kê khai thuế, báo cáo tài chính, cơ sở dữ liệu của ngành

thuế,… từ đó lựa chọn các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Ngành thuế đã xây dựng các ứng dụng và phần mềm cũng như ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro phục vụ đắc lực cho công tác phân tích, đánh giá rủi ro và lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế như Ứng dụng “Hệ thống phân tích rủi ro (TPR)”; Hệ thống ứng dụng báo cáo tài chính - BCTC, Ứng dụng “Hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế - TTR”,... Việc lựa chọn danh sách doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm phải đảm bảo được thực hiện trên cơ sở áp dụng ứng dụng Hệ thống phân tích rủi ro (TPR); kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế cấp dưới phải đảm bảo nguyên tắc tránh chồng chéo, trùng lắp với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế cấp trên và kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính Phủ, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Bên cạnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên cơ sở phân tích rủi ro, hàng năm, cơ quan thuế còn thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề hoặc theo kế hoạch đột xuất.

Về công tác kiểm tra thuế: Công tác kiểm tra thuế đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Nhà thầu dầu khí do các Phòng kiểm tra thuộc Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc Nhà thầu đặt Văn phòng điều hành; Vụ DNL thuộc Tổng cục Thuế trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp, điều phối, chỉ đạo các Cục Thuế địa phương tổ chức thực hiện. Việc kiểm tra được phân cấp để không trùng lặp, cụ thể như sau: Cục thuế kiểm tra tính hợp lý của từng hồ sơ khai thuế đã nộp tại trụ sở Cục thuế. Trường hợp phát hiện số liệu kê khai không hợp lý sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình và kê khai bổ sung để điều chỉnh số liệu; nếu giải trình của doanh nghiệp không thỏa đáng, nghi vấn có rủi ro về thuế tùy theo mức độ sẽ chuyển sang kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp hoặc thực hiện thanh tra.

Vụ DNL thực hiện khai thác, kiểm tra số liệu khai thuế của các Nhà thầu dầu khí trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu số liệu hàng năm. Kết quả phân tích để đưa ra dự báo về dự toán thu NSNN hoặc những bất cập về cơ chế chính sách hay những rủi ro về thuế để xử lý. Thực tế việc kiểm tra số liệu khai thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng tại Vụ DNL hiện nay còn nhiều hạn chế, mới chỉ đưa ra các báo cáo đánh giá công tác thu và dự báo số thu phục vụ công tác lập và thực hiện dự

toán thu NSNN đối với lĩnh vực này, chưa đưa ra được những vấn đề tồn tại cần kiến nghị và rủi ro về thuế cần kiểm tra.

Về công tác thanh tra thuế: Số thuế TNDN phát sinh từ hoạt động khai thác dầu khí lớn, tuy nhiên, qua phân tích rủi ro từ hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp mức độ rủi ro về thuế chưa cao, đồng thời hệ thống hạch toán kế toán tại các đơn vị này hầu hết theo chuẩn quốc tế của các Công ty mẹ ở nước ngoài và sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh với đồng tiền sử dụng là đồng USD. Do đó, với nguồn nhân lực làm công tác thanh tra trong ngành thuế còn hạn chế nên các bộ phận chức năng thuộc cơ quan thuế chưa thường xuyên thực hiện thanh tra đối với loại hình doanh nghiệp này.

Bảng 3.12. Bảng kết quả thanh tra, kiểm tra thuế tại các nhà thầu dầu khí giai đoạn 2015 - 2019 Đơn vị: tỷ đồng Năm Số cuộc thanh, kiểm tra Tổng Số thuế bị truy thu và xử phạt Số thuế bị truy thu Phạt hành chính Phạt chậm nộp Số tiền đã nộp NSNN 2015 3 131,50 131,41 0,02 0,07 131,50 2016 5 770,44 770,44 - - 770,44 2017 5 2,57 1,92 0,37 0,27 2,57 2018 3 307,12 247,76 23,09 36,27 307,12 2019 1 - - - - - Tổng 18 1,211.63 1,151.53 23.48 36.61 1,211.63

[Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo công tác thuế hàng năm của Tổng cục Thuế

và các Cục Thuế]

Qua Bảng 3.13 ta thấy nếu tính trên 21 HĐDK đang khai thác hiện nay thì tỷ lệ nhà thầu được thanh tra, kiểm tra thuế bình quân chỉ đạt khoảng 18%, chưa đạt được mục tiêu 25% nhà thầu được thanh kiểm tra hàng năm.

Về chất lượng các cuộc thanh kiểm tra: Trong 18 cuộc thanh kiểm tra thuế tại các nhà thầu dầu khí thì có 7 cuộc kiểm tra chưa phát hiện được sai phạm. Số phát hiện vi phạm qua thanh kiểm tra chủ yếu phát sinh tại một số nhà thầu như Liên doanh Vietsovpetro Lô 09.1, Lô 11.2, Lô 05-2&05-3. Tổng số thuế bị truy thu và xử

phạt là 1.211 tỷ đồng, trong đó có tới 1.078 tỷ đồng phát sinh từ hoạt động thanh kiểm tra tại Liên doanh Vietsovpetro Lô 09.1; nguyên nhân chủ yếu là do Liên doanh Vietsovpetro chưa tính, kê khai và nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập có được nhờ tận dụng nguồn lực Lô 09.1 để cung cấp dịch vụ ngoài.

Công tác xử lý sau khi đã ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra thuế còn dài dẫn đến khi có kết quả xử lý thì đã quá thời hiệu dẫn đến không thu được số thuế thiếu. Ví dụ:

Năm 2015, Cục Thuế Tp.Hồ Chí Minh tiến hành thanh tra đối với 4 nhà thầu HĐDK Lô 11.2 (là Conoco Philips (UK) Cửu Long, SK Corporation, Geopetrol Việt Nam S.A, Korea National Oil Corporation). Qua thanh tra phát hiện nhà thầu đã hạch toán khoản chi phí hoa hồng dầu khí (hoa hồng chữ ký, hoa hồng phát hiện thương mại, hoa hồng sản xuất) vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế từ năm 2004-2013 và làm giảm thuế TNDN. Cục Thuế đã ra quyết định xử lý truy thu với tổng số tiền trên 301 tỷ đồng.

Các Nhà thầu đã khiếu nại lên Cục Thuế và Bộ Tài chính. Sau khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số hướng dẫn: truy thu thuế TNDN do hạch toán chi phí hoa hồng dầu khí từ năm 2008-2013 (không truy thu giai đoạn từ năm 2004-2007); không xử phạt vi phạm hành chính và phạt chậm nộp. Theo số liệu giải quyết khiếu nại của Tổng cục Thuế, số tiền thuế không truy thu được do quá thời hạn (5 năm) là 239 tỷ đồng. Cụ thể, của Geopetrol Việt Nam S.A là 16,4 tỷ đồng; SK Corporation là 42,1 tỷ đồng; Korean National Oil Corporation là 66,8 tỷ đồng và Conoco Phillips (UK) Cửu Long là 114 tỷ đồng.

Từ thực tế trên có thể thấy, mặc dù các nhà thầu dầu khí luôn ý thức cao việc tuân thủ pháp luật Việt Nam nhưng do sự không thống nhất giữa thỏa thuận tại HĐDK và chính sách thuế dẫn đến nhà thầu hiểu và áp dụng theo nhiều cách khác nhau, phát sinh khoản truy thu thuế khi cơ quan thuế thanh kiểm tra.

Ngoài ra, trong thực tế, do hoạt động dầu khí rất đặc thù nên việc quản lý doanh thu, thu nhập khác, chi phí được trừ của hoạt động dầu khí tương đối phức

tạp, khác biệt với hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, gây khó khăn cho việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, đồng thời cũng tiềm ẩn khả năng xảy ra vi phạm của các nhà thầu dầu khí.

Một số tình huống các nhà thầu dầu khí thường vi phạm:

Về doanh thu, thu nhập khác: Theo quy định tại Thông tư số 36/2016/TT- BTC thì doanh thu từ hoạt động khai thác dầu thô, khí thiên nhiên là toàn bộ giá trị của sản lượng dầu thô, khí thiên nhiên thực được bán tại điểm giao nhận theo giao dịch sòng phẳng đối với dầu thô, theo hợp đồng mua bán khí đối với khí thiên nhiên trong kỳ tính thuế (không bao gồm thuế GTGT). Trường hợp dầu thô được bán không theo giao dịch sòng phẳng thì doanh thu từ hoạt động khai thác dầu thô được xác định bằng cách lấy khối lượng phần dầu thô nhân với giá bán trung bình cộng của tháng xuất bán dầu thô của dầu thô cùng loại hoặc tương đương trên thị trường quốc tế. Người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế các thông tin về thành phần, chất lượng của dầu thô đang khai thác. Khi cần thiết, cơ quan thuế tham khảo giá bán trên thị trường Mỹ (WTI), thị trường Anh (Brent) hay thị trường Singapore (Platt’s) hoặc tham khảo ý kiến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định giá dầu thô đang khai thác của người nộp thuế.

Các khoản thu nhập khác liên quan trực tiếp đến hoạt động dầu khí như: thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng, thu nhập từ tiền bồi thường bảo hiểm, thu nhập từ việc sử dụng tài sản hoặc thực hiện quyền sở hữu tài sản (thu từ thu phí sử dụng cầu cảng, thanh lý tài sản) ghi giảm trừ chi phí được phép thu hồi của hoạt động dầu khí nếu HĐDK chưa thu hồi hết chi phí, hoặc áp dụng thuế suất của HĐDK nếu HĐDK đã thu hồi hết chi phí.

Tuy nhiên, thực tế việc xác định doanh thu, thu nhập khác của các nhà thầu dầu khí còn phát sinh một số tình huống vi phạm hoặc gây khó khăn trong việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế như sau:

(i) Giá bán dầu thô mặc dù theo giao dịch sòng phẳng, có tham chiếu theo giá Brent hay WTI nhưng tại mỗi mỏ dầu khác nhau lại có chất lượng dầu thô khác nhau nên mức giá cũng khác nhau dẫn đến trường hợp dầu thô được nhà thầu bán cho một

đối tác hay doanh nghiệp liên kết với giá bán không hợp lý thì cơ sở để cơ quan thuế tìm lô dầu cùng loại hoặc tương đồng nhằm xác định lại giá bán là rất khó.

(ii) Việc bán dầu được thực hiện trực tiếp ngoài mỏ nên việc giám sát sản lượng khai thác và xuất bán đối với cơ quan thuế là rất khó khăn, nhất là trường hợp nhà thầu nhận và tự bán phần sản phẩm dầu thô của mình. Về cơ bản việc bán dầu và theo dõi lượng dầu thô còn tồn kho trên tàu ngoài biển chỉ được quản lý, theo dõi trên hồ sơ, giấy tờ lưu tại người điều hành. Trường hợp nhà thầu tự bán thì nhà thầu phải chuyển chứng từ về người điều hành thì mới có đủ cơ sở để xác định được doanh thu bán dầu.

(iii) Do điều kiện hoạt động liên tục trên biển nên mua sắm vật tư thiết bị, bảo dưỡng và thay thế thiết bị được diễn ra thường xuyên. Theo đó, nhà thầu có thể lợi dụng để không kê khai nộp thuế đối với khoản thu nhập khác từ thanh lý tài sản, thiết bị … mà ghi nhận tăng vào tiền góp vốn của nhà thầu ngay.

Về chi phí thu hồi, chi phí được trừ: Theo quy định, NNT được trừ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và tiêu thụ sản phẩm dầu thô, khí thiên nhiên, bao gồm các khoản chi sau:

+ Thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, phụ thu khi giá dầu thô biến động tăng, phí bảo vệ môi trường (trường hợp HĐDK có thỏa thuận chi phí thu hồi không bao gồm phí bảo vệ môi trường).

+ Khoản chi phí được phép thu hồi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu thô, khí thiên nhiên nhưng không vượt quá số chi phí được xác định bằng doanh thu bán dầu thô, khí thiên nhiên nhân (x) tỷ lệ chi phí thu hồi tương ứng thoả thuận tại HĐDK. Trường hợp tại HĐDK không có thỏa thuận về tỷ lệ chi phí thu hồi thì tỷ lệ chi phí thu hồi để làm căn cứ xác định chi phí được trừ tối đa là 35%.

- Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định tại pháp luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế gồm:

- Phần chi phí được phép thu hồi vượt quá tỷ lệ chi phí thu hồi thỏa thuận tại HĐDK. Trường hợp tại HĐDK không có thỏa thuận về tỷ lệ chi phí thu hồi thì phần chi phí được phép thu hồi vượt trên 35% không được tính vào chi phí được trừ.

- Các khoản chi không được tính vào chi phí được phép thu hồi theo quy định của HĐDK gồm:

+ Chi phí phát sinh trước khi HĐDK có hiệu lực, trừ trường hợp đã được thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí hoặc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

+ Các loại hoa hồng dầu khí, tiền đọc và sử dụng tài liệu và các khoản chi khác không tính vào chi phí thu hồi theo HĐDK;

+ Chi lãi tiền vay đối với khoản vay vốn để đầu tư cho tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí;

+ Tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại;

+ Các khoản chi khác không được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Việc xác định chi phí được trừ của nhà thầu dầu khí còn phát sinh một số trường hợp thực hiện không đúng quy định như:

(i) Nhà thầu xác định chi phí được trừ không đúng quy định như: Tính vào chi phí được trù đối với những khoản chi phí không được tính vào chi phí thu hồi và không được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như hoa hồng dầu khí, chi phí đào tạo, chi phí lãi tiền vay, ...

(ii) Thời điểm thu hồi chi phí: Theo quy định của pháp luật thuế TNDN, khi vật tư mua về chưa sử dụng, còn để trong kho thì doanh nghiệp không được ghi nhận vào chi phí mà phải theo dõi trên khoản mục hàng tồn kho. Tuy nhiên, nhà thầu lại tính vào chi phí thu hồi đối với cả những vật tư, hàng hoá còn tồn kho, dẫn đến làm tăng chi phí được trừ, giảm số thuế TNDN phải nộp.

(iii) Chi phí thuê dịch vụ với các bên liên kết nhưng không kê khai giao dịch liên kết theo quy định;

Các vật tư, máy móc, thiết bị dùng cho ngành dầu khí hầu hết là các loại chuyên dùng, trong nước chưa sản xuất được. Các nhà thầu dầu khí phải nhập khẩu hầu hết và việc này có thể phát sinh việc nhà thầu lợi dụng để tăng chi phí được trừ khi xác định giá nhập hoặc mua từ công ty mẹ ở nước ngoài với chi phí cao;…

Về thuế suất thuế TNDN: Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động khai thác, xuất bán dầu khí được thực hiện theo thỏa thuận tại HĐDK, phù hợp với quy định của pháp luật thuế TNDN. Thường theo thông lệ quốc tế, đa số các nước quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác dầu khí tại việt nam​ (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)