Tăng cường công tác tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nhân lực tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang (Trang 96 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Tăng cường công tác tạo nguồn nhân lực

Hiện nay, lực lượng QLTT ở địa phương vẫn chưa được coi trọng, kể cả quan niệm của người trong ngành và ngoài ngành. Điều này dẫn đến những tâm lý xem thường lực lượng QLTT trong và ngoài xã hội. Tuy nhiên, nhìn vào thực tiễn của đời sống kinh tế xã hội, thị trường phát triển và lành mạnh ngày càng khẳng định dần vị trí quan trọng của lực lượng QLTT. Do vậy, xóa bỏ tư duy cũ nhằm thay đổi nhận thức về lực lượng QLTT như là một bộ phận không thể thiếu của đời sống kinh tế xã hội là yêu cầu cấp bách đối với lực lượng QLTT tỉnh Hà Giang trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Thực hiện tuyên truyền về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng QLTT. Đồng thời, tuyên truyền về tinh thần hợp tác của lực lượng tỉnh Hà Giang đối với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh trong việc sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về hoạt động thương mại.

Kinh phí để thực hiện tuyên truyền có thể trích từ quỹ của đơn vị. Phải xem xét đây là nhiệm vụ chính trị đối với sự tồn tại và phát triển của lực lượng QLTT trên địa bàn tỉnh.

Như đã phân tích ở phần trên, chất lượng đầu vào của cán bộ Chi cục QLTT chưa cao, mục tiêu nhiệm vụ của lực lượng trong thời gian tới đòi hỏi nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ Chi cục QLTT mới đảm đương được công việc.

Thực tế, trong thời gian qua khâu tuyển dụng đầu vào của Chi cục QLTT có bất cập: khi là đối tượng tuyển mới thì chủ yếu là con em cán bộ trong ngành hoặc có quen biết, tốt nghiệp đại học chính quy đúng ngành đạt loại khá trở lên, biết ngoại ngữ, tin học cơ bản. Cán bộ được điều động. thuyên chuyển từ cơ quan, đơn vị khác hoặc từ cơ sở lên cũng đã cố gắng bố

85

trí phù hợp với ngành nghề đào tạo nhưng còn ít, chủ yếu từ các ngành khác sang, chưa đáp ứng hoàn toàn với công việc dẫn tới hiệu quả hoạt động của đơn vị chưa cao. Từ nay đến năm 2025, chất lượng nhân lực Chi cục QLTT đứng trước sức ép phát triển tổ chức theo phương thức mới. Điều này gây nên tình trạng nguồn lao động đầu vào chưa đủ chất lượng, chưa được trang bị kỹ năng làm việc cơ bản. Do đó, nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang là nhiệm vụ cấp thiết, cần sớm được thực hiện.

- Đảm bảo thực hiện mục tiêu của đơn vị mà ngành và cấp trên giao cho. - Đảm bảo chất lượng cán bộ về bằng cấp chuyên môn, về cơ cấu độ tuổi, về cơ cấu giới tính, tâm huyết với nghề, có kỹ năng tối thiểu khi vào ngành.

+ Nâng cao tỷ lệ lựa chọn số người được tuyển/số hồ sơ nộp. Trình độ đầu vào cao hơn, yêu ngành nghề hơn, học vấn, bằng cấp phù hợp.

+ Đảm bảo đầy đủ và cân đối nguồn cán bộ Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang theo mục tiêu đến năm 2025.

+ Chuẩn bị kỹ năng cần thiết cho cán bộ trong ngành trước khi họ bắt đầu công việc thực sự.

Biện pháp nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ lực lượng QLTT là những hoạt động hướng vào thu hút nhân lực, hoạt động tuyển dụng nâng cao lựa chọn, trình độ cá nhân, tính cơ cấu độ tuổi vùng miền, cụ thể là:

- Hiện nay, lực lượng QLTT ở địa phương vẫn chưa được coi trọng, kể cả quan niệm của người trong ngành và ngoài ngành. Điều này dẫn đến những tâm lý xem thường lực lượng QLTT trong và ngoài xã hội. Tuy nhiên, nhìn vào thực tiễn của đời sống kinh tế xã hội, thị trường phát triển và lành mạnh ngày càng khẳng định dần vị trí quan trọng của lực lượng QLTT. Do vậy, xóa bỏ tư duy cũ nhằm thay đổi nhận thức về lực lượng QLTT như là một bộ phận không thể thiếu của đời sống kinh tế xã hội là yêu cầu cấp bách đối với lực lượng QLTT tỉnh Hà Giang trong giai đoạn phát triển tiếp theo cần Quảng bá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

hình ảnh của lực lượng QLTT trước công chúng, sinh viên nhất là đối tượng trẻ, có năng lực, yêu ngành, yêu nghề; không có sức ép tâm lý khi làm việc.

- Xây dựng các kênh cung cấp nhân lực đa dạng để huy động nhân lực từ các nguồn khác nhau.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa chỉ tiêu tuyển dụng lên các trang mạng, trang mạng ngành. Ngay chính trong nội bộ ngành, huy động sự tìm kiếm, giới thiệu người mới từ chính các cán bộ hiện tại của ngành. Thêm nữa, có kênh đặc biệt thu hút chuyên gia là người đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

- Triển khai các chương trình phối hợp với các trường đại học chuyên ngành phù hợp để tuyển dụng sinh viên giỏi. Thu hút sinh viên xuất sắc đến thực tập, làm việc. Để các em thấy đây là nơi các em được thể hiện sức sáng tạo, được đào tạo những lĩnh vực mới, được tham gia vào sự phát triển của đất nước, của tỉnh nhà... ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Chi cục QLTT tổ chức buổi phỏng vấn, thi tuyển dành riêng cho sinh viên khá giỏi rồi chuyển danh sách sang sở nội vụ thi tuyển. Lựa chọn thi tuyển các cán bộ thuyên chuyển, điều động. Các yêu cầu tuyển dụng được đưa về trực tiếp các trường, học viện, cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Chi cục QLTT cần có cán bộ chuyên trách về tuyển dụng, đào tạo. Để thực hiện thường xuyên các biện pháp được đề cập ở trên, cần có người thực hiện chuyên môn hoá công việc đó. Hiện tại, cán bộ nhân sự của Chi cục QLTT chưa chuyên môn hoá rõ rệt theo từng mảng công việc, mới chỉ giải quyết sự vụ, kiêm nhiệm, chưa chuyên biệt một cách hệ thống.

- Xây dựng được hệ thống vệ tinh cung cấp thông tin về nhân lực.

- Xây dựng trung tâm đào tạo nội bộ. Thành lập khoa QLTT thuộc các trường Đại học kinh tế, thương mại.

87

- Tổ chức trinh sát, điều tra về sự cần thiết của các tiêu chí năng lực cho CB,CC lực lượng QLTT tỉnh Hà Giang đến năm 2025. Định kỳ phân tích và cập nhật khung năng lực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nhân lực tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang (Trang 96 - 99)