5. Kết cấu của luận văn
3.2. Khái quát chung về Chi cục Quản lýthị trường tỉnh Hà Giang
Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang có tiền thân là Ban chỉ đạo Quản lý thị trường tỉnh được thành lập theo Nghị định số 290/TTg ngày 03/7/1957 của Thủ Tướng Chính phủ và Nghị định 10/CP ngày 23/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường. UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 488/QĐ-UB thành lập Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang trực thuộc Sở Thương mại & Du lịch Hà Giang với chức năng, nhiệm vụ kiểm tra việc tuân thủ pháp luật các hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh, đề xuất với Sở và UBND tỉnh về kế hoạch, biện pháp tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
Trong suốt quá trình hình thành phát triển, Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà cấp trên giao phó góp phần quan trọng trong việc giữ ổn định thị trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, duy trì trật tự kỷ cương trong hoạt động thương mại dịch vụ, chống các hoạt động buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, chống gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang và bảo vệ lợi ích chung của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Hiện nay lực lượng QLTT Hà Giang đã và đang không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao
trong hơn trong thời kỳ hội nhập. Với đội ngũ công chức, nhân viên 112 người (04 KSV chính, 64 KSV, 44 KSV trung cấp và nhân viên) trong đó 78,84 % có trình độ đại học và trên đại học các chuyên ngành kinh tế, thương mại và luật; được trang bị phương tiện, công cụ phục vụ công tác cũng như đảm bảo điều kiện ngày một tốt hơn. Lực lượng QLTT Hà Giang đã và đang đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng kinh tế chung của tỉnh nhà. Chỉ tính riêng 05 năm (2010 - 2015), lực lượng QLTT đã xử lý 3.208 vụ vi phạm, trong đó 314 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, 206 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, 928 vụ vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, 166 vụ vi phạm về đo lường, chất lượng hàng hóa, 238 vụ kinh doanh trái phép, 258 vụ VSATTP, 604 vụ vi phạm về lĩnh vực giá và 494 vụ vi phạm khác; tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước và trị giá hàng tiêu hủy là trên 9 tỷ đồng, trong đó tiền phạt VPHC là trên 3,7 tỷ đồng, tiền bán hàng tịch thu trên 3,2 tỷ đồng, tiền truy thu thuế và thu khác là trên 1,7 tỷ và trị giá hàng tiêu hủy trên 700 triệu đồng. 3.2.1. Cơ cấu tổ chức CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÒNG TÔ CHỨC- HÀNH CHÍNH PHÒNG NGHIỆP VỤ - TỔNG HỢP
11 ĐỘI QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TẠI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
Hình 3.1. Tổ chức bộ máy quản trị của Chi cục Quản trị thị trường
Ghi chú: : Quan hệ chỉ huy; : Quan hệ phối hợp
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ vào các quy định của pháp luật, Chi cục QLTT đã xây dựng quy chế nội bộ để chi tiết chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh, bộ phận trong bộ máy tổ chức như sau:
1) Chi cục trưởng: Thống nhất Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện hoạt động của Chi cục theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Công Thương, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường và pháp luật về quản lý hoạt động của Chi cục. Tuỳ theo yêu cầu công tác, Chi cục trưởng phân công cho Phó Chi cục trưởng phụ trách một số lĩnh vực công tác, khi vắng mặt Chi cục trưởng uỷ quyền cho 1 đồng chí Phó Chi cục trưởng điều hành chung công việc của Chi cục.
2) Phó Chi cục trưởng: Giúp Chi cục trưởng phụ trách và điều hành một số lĩnh vực công tác theo phân công trong lãnh đạo Chi cục; quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chi cục trưởng về quyết định của mình về lĩnh vực công tác được phân công.
3) Các phòng chuyên môn
* Phòng Tổ chức - Hành chính: Tham mưu giúp lãnh đạo Chi cục trong công tác tổ chức, xây dựng lực lượng (công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức..); công tác quản lý tài chính, tài sản, mua sắm trang thiết bị, công cụ phục vụ hoạt động; công tác thi đua khen thưởng; công tác công đoàn; công tác tiền lương và các chế độ đối với người lao động (BHYT, BHXH,…); giúp lãnh đạo Chi cục thực hiện chức năng Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo 127 tỉnh; thực hiện công tác thanh kiểm
tra nội bộ; công tác hành chính văn phòng và các công việc khác mà lãnh đạo Chi cục chỉ đạo.
* Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp: Tham mưu giúp lãnh đạo Chi cục trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ của toàn lực lượng; công tác tổng hợp, thống kê kết quả của các đơn vị xây dựng báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất và công văn chỉ đạo về công tác quản lý thị trường; quản lý cấp phát ấn chỉ Quản lý thị trường; thẩm định, tham vấn về chuyên môn đối với các vụ việc do các đơn vị thụ lý đề xuất hoặc trao đổi về mặt chuyên môn nghiệp vụ; phụ trách công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoặc chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành; giúp lãnh đạo Chi cục thực hiện chức năng Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo 127 tỉnh; công tác thanh kiểm tra nội bộ và các công việc khác mà lãnh đạo Chi cục chỉ đạo.
4) Các Đội Quản lý thị trường: Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên thị trường theo các địa bàn được phân công quản lý; thực hiện vai trò cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127 tại địa phương; tổng hợp báo cáo tình hình thị trường, kết quả kiểm tra, xử lý về Chi cục để Chi cục nắm và tổng hợp báo cáo cấp trên. Riêng Đội cơ động Quản lý thị trường thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại trên địa bàn toàn tỉnh trong đó tập trung giải quyết các vụ việc lớn, phức tạp.
3.2.3. Mối quan hệ giữa các đơn vị trong Chi cục
- Giữa các phòng chức năng là mối quan hệ bình đẳng và hợp tác để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng chức năng, các phòng thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục. Trong quá trình công tác có liên quan giữa các phòng thì lãnh đạo các
phòng đó chủ động bàn bạc, phối hợp cùng giải quyết. Nếu giữa các phòng không thống nhất ý kiến thì sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục.
- Giữa Đội với Phòng: Đội chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của các phòng chức năng về chuyên môn theo lĩnh vực được phân công, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục; chủ động bàn bạc và hợp tác giải quyết các công việc có liên quan. Phòng chức năng có trách nhiệm cung cấp cho các Đội các văn bản phục vụ cho công tác do các cơ quan chức năng triển khai theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục. Ngoài ra các đơn vị cần chủ động khai thác, tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác của đơn vị để sử dụng cho toàn Chi cục.
- Giữa Đội với Đội: Mối quan hệ giữa Đội với Đội là mối quan hệ hợp tác, bình đẳng, phối hợp tác chiến và trao đổi kinh nghiệm trong công tác để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
3.3. Thực trạng quản trị nhân lực tại chi cục QLTT tỉnh Hà Giang
3.3.1. Thực trạng nhân lực tại Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang
Đối với bất kỳ một tổ chức nào nhân lực luôn là một nguồn lực quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì vai trò của nhân lực trong hoạt động của tổ chức ngày càng được khẳng định. Chất lượng nhân lực sẽ đóng vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động của tổ chức, là nhân tố quyết định để các tổ chức có thể đạt được các mục tiêu trong quá trình phát triển.
Do đặc thù là cơ quan quản lý nhà nước nên nhân lực tại Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang phần lớn là đội ngũ công chức trong biên chế nhà nước và một số ít nhân viên hợp đồng được tuyển dụng theo Kết luận 17/TU của Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang và nhân viên hợp đồng ngắn hạn (bảo vệ, tạp vụ). Trong những năm gần đây, do sự biến động của tình hình thị trường và sự phát triển của
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhân lực của Chi cục QLTT Hà Giang đã được bổ sung và tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.
- Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 3.1. Bảng cơ cấu lao động theo giới tính
Đơn vị tính: người Các chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2014 /2013 So sánh 2015 /2014 Số LĐ (người) Cơ cấu (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) +/- (%) +/- (%) LĐ nam 90 86,54 92 86,79 96 85,71 2,22 4,34 LĐ nữ 14 13,46 14 13,21 16 14,29 0 14,28 Tổng số LĐ 104 100 106 100 112 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính Chi cục QLTT Hà Giang)
Qua bảng 3.1 trên ta thấy tình hình sử dụng lao động nam, nữ của Chi cục QLTT Hà Giang có sự chênh lệch rõ rệt. Năm 2013 lao động nam là 90 người chiếm 86,54% trong khi đó lao động nữ chỉ là 14 người chiếm 13,46%. Đến năm 2015 số lao động nam là 96 chiếm 85,71%, lao động nữ là 16 người chiếm 14,29%. Việc sử dụng nhiều lao động nam là do đặc thù của công tác QLTT đòi hỏi người KSV thị trường phải đáp ứng những yêu cầu nhất định để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý VPHC mà người phụ nữ sẽ gặp nhiều khó khăn ví dụ như: kiểm tra các nhà kho và các nơi cất dấu tang vật nặng và khám xe vận tải lưu thông trên địa bàn. Chính vì vậy, tại Chi cục
Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang lao động là nữ thường chỉ đảm nhận công tác kế toán, thủ quỹ và các công việc mang tính chất hành chính văn phòng.
- Cơ cấu lao động theo trình độ
Bảng 3.2. Bảng cơ cấu lao động theo trình độ
Đơn vị tính: người Các chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2014 /2013 So sánh 2015 /2014 Số LĐ (người) Cơ cấu (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) +/- (%) +/- (%) Trên đại học 1 0,96 2 1,88 2 1,79 100 - Đại học 76 73,07 77 72,65 88 78,57 1,31 14,29 Cao đẳng - - - - - - Trung cấp 27 25,96 27 25,47 22 19,64 - 18,51 Tổng số LĐ 104 100 106 100 112 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Chi cục QLTT Hà Giang)
Qua Bảng 3.2 ta thấy lao động có trình độ từ đại học trở lên của Chi cục QLTT chiếm tỉ lệ khá cao (trên 70%) và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2013 là 76 người có trình độ từ đại học, chiếm 73,07% đến năm 2015 là 88 người có trình độ từ đại học, chiếm 78,57%. Tuy nhiên, do đặc thù về quá trình phát triển của lực lượng mà lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ khá cao song trong đó số lao động đại học được đào tạo chính quy chỉ chiếm khoảng gần 30% tập trung chủ yếu ở đội ngũ cán bộ trẻ mới được tuyển dụng vào ngành. Đây là một khó khăn của Chi cục QLTT trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ do phần lớn công chức QLTT tuổi đã cao, mỗi người được phân công phụ trách địa bàn rộng, đặc biệt là những huyện miền núi nên việc đào tạo, bồi dưỡng tập trung để nâng cao trình độ sẽ là rất khó khăn trong khi các lớp bồi dưỡng ngắn ngày chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.
- Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Bảng 3.3. Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi
Đơn vị tính: người Các chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 Số LĐ (người) Cơ cấu (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) +/- (%) +/- (%) Dưới 30 tuổi 9 8,65 10 9,43 14 12,5 11,11 40,00 Từ 31 đến 40 tuổi 13 12,5 15 14,15 20 17,86 15,38 33,33 Từ 41 đến 50 tuổi 27 25,96 28 26,42 28 25,00 3,70 - Trên 50 tuổi 55 52,89 53 5,00 50 44,64 3,64 5,66 Tổng số LĐ 104 100 106 100 112 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính Chi cục QLTT Hà Giang)
Qua Bảng 3.3 có thể thấy rằng Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang đang sở hữu lực lượng lao động khá cao tuổi. Năm 2013 lao động dưới 40 tuổi chỉ chiếm 21,15%, trong khi lao động từ 41 đến trên 50 tuổi năm 2013 chiếm 78,85%. Từ năm 2013 đến năm 2015 Chi cục được cấp thêm chỉ tiêu biên chế đã tuyển dụng bổ sung song cơ cấu lao động cũng không thay đổi nhiều. Năm 2015 tỷ lệ lao động dưới 40 tuổi vẫn chiếm 30,36 % trong khi lao động từ 41 đến trên 50 tuổi năm 2015 chiếm 69,64%. Hiện tại độ tuổi lao động bình quân là 47 tuổi, đây là một thế mạnh do người lao động tuổi cao đã trải qua nhiều năm công tác nên kinh nghiệm làm việc tốt tuy nhiên cũng là một khó khăn rất lớn bởi nếu không có kế hoạch chuẩn bị, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận thì 5 đến 10 năm tới lực lượng QLTT Hà Giang sẽ thiếu đi những cán bộ giàu kinh nghiệm trong công tác. Hơn nữa, trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin nền kinh tế thế giới đang chuyển dịch nhanh chóng sang dạng kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu thì thủ đoạn của các đối tượng vi phạm ngày một tinh vi khó kiểm soát và luôn luôn thay đổi do đó hệ thống
các văn bản pháp luật cũng phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Chính vì vậy, thực tiễn đòi hỏi người cán bộ QLTT phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu cập nhật thông tin, kiến thức mới qua tài liệu và các phương tiện truyền thông nhất là mạng internet. Tuy nhiên, do phần lớn nhân lực của Chi cục tuổi đã cao nên tinh thần nghiên cứu, học tập tiếp cận những kiến thức cũng như thường xuyên nắm bắt, cập nhật thông tin mới nhìn chung rất hạn chế.
Tỉnh Hà Giang có đặc điểm là một tỉnh miền núi với địa bàn rộng lớn gồm 12 huyện, thành phố tại một số huyện nông thôn miền núi việc giao thông đi lại vẫn còn nhiều khó khăn nhưng biên chế nhân lực hiện tại của Chi cục QLTT chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, có những địa phương với địa bàn rộng lớn mà trên 20 xã, thị trấn lượng công chức QLTT chỉ có từ 5 đến 6 cán bộ QLTT quản lý. Cụ thể số tại các địa bàn như sau:
Bảng 3.4. Biên chế số lượng công chức QLTT tại các đơn vị
ĐVT: Người TT Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 2015/2014 1 Văn phòng Chi cục 16 16 19 0 18.8 2 Đội QLTT số 1 TPHG 23 22 22 -4.3 0.0 3 Đội QLTT cơ động 9 9 10 0 11.1 4 Đội QLTT số 2 Vị Xuyên 6 7 7 16.7 0.0 5 Đội QLTT số 3 Bắc Quang 11 11 10 0 -9.1 6 Đội QLTT số 4 Hoàng Su Phì 6 6 7 0 16.7 7 Đội QLTT số 5 Xín mần 5 5 6 0 20.0 8 Đội QLTT số 6 Bắc Mê 6 6 6 0 0.0 9 Đội QLTT số 7 Quản Bạ 10 10 10 0 0.0 10 Đội QLTT số 8 Yên Minh 4 4 5 0 25.0