5. Kết cấu của luận văn
2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản trị nhân lực
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản trị nhân lực được chia thành 2 nhóm: các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính.
- Cá c chỉ tiêu đi ̣nh lượng
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp trung bình của một lao động cho doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao điều đó chứng tỏ doanh thu của doanh nghiệp càng tăng, kích thích doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.
+ Lợi nhuận tạo ra từ mỗi lao động=(∑Doanh thu - ∑Chi phí)/∑ Cán bộ nhân viên
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ mang lại lợi nhuận trung bình của một lao động cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao điều đó chứng tỏ lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tích lũy được vốn. Đây là điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư quay vòng vốn nhằm mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.
+ Tỷ suất lợi nhuận và tiền lương Lợi nhuận/Chi phí tiền lương
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ suất lợi nhuận trung bình được tạo ra trên 1 đồng chi phí tiền lương cho người lao động. Điều này thể hiện doanh nghiệp trả 1 đồng tiền lương thì tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Nếu tỷ số này càng cao thì chứng tỏ năng suất lao động của 1 đồng tiền lương là lớn.
+ Tỷ suất lợi nhuận và chi phí nhân lực Lợi nhuận/Chi phí nhân lực
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ suất lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp được tạo từ 1 đồng chi phí liên quan đến yếu tố con người. Nếu tỷ số này càng cao thì chứng tỏ công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp là rất tốt nên tiết kiệm được chi phí thuê nhân lực.
- Cá c chỉ tiêu đi ̣nh tính
+ Sự hài lòng, thoả mãn của nhân viên trong doanh nghiệp thể hiện thông qua tỷ lệ thuyên chuyển, nghỉ việc; và nhận định của nhân viên về mức độ hài lòng của họ đối với doanh nghiệp, công việc, môi trường làm việc, cơ hội đào tạo, thăng tiến, lương bổng…
+ Đánh giá của khách hàng đối với nhân viên và chất lượng phục vụ trong doanh nghiệp.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH HÀ GIANG