Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nhân lực tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang (Trang 101 - 107)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.4. Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nhân lực

a. Tăng cường công tác quản trị năng lực cho lãnh đạo quản lý

Hiện tại, đội ngũ lãnh đạo của lực lượng QLTT còn nhiều điểm yếu (hiểu biết quản lý hướng về mục tiêu, quản lý nhân sự, nghiên cứu phân tích khoa học; kỹ năng đánh giá, giám sát, dự báo, kỹ năng khuyến khích,...). Ngoài ra họ chưa đủ khả năng và chưa có kinh nghiệm quản lý trong môi trường hội nhập kinh tế thế giới.

Vấn đề phải xây dựng đội ngũ lãnh đạo có đủ năng lực quản lý trong môi trường mới.

- Đào tạo đội ngũ lãnh đạo có đủ khả năng đảm nhiệm mọi cấp độ công việc theo yêu cầu mới.

- Đào tạo theo hướng chuẩn quốc tế về mô hình phát triển khả năng lãnh đạo.

- Xác định lộ trình đào tạo cán bộ lãnh đạo theo quy trình quản trị con người theo chuẩn quốc tế.

Kinh nghiệm của một số cơ quan, đơn vị thành công đó là, họ có chiến lược đầu tư về con người:

+ Họ đã thay đổi cách suy nghĩ về nhân lực. Họ thay đổi từ tư tưởng “Khai thác nhân lực” thành “nuôi dưỡng và khuyến khích tài năng”.

+ Để theo lộ trình, Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang cần có quy trình quản trị nhân lực riêng, có những cách thức nâng cao quy trình quản trị nhân lực.

- Xây dựng các chương trình đào tạo kết hợp với thực hành các kỹ năng quản lý cho cán bộ lãnh đạo. Chú trọng đào tạo kỹ năng quản trị nhân lực, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng diễn đạt vấn đề...

Bài học cách đào tạo hướng về thực hành và quản trị kết quả với những lĩnh vực mới.

- Quá trình đào tạo cán bộ quản lý phải được xác định lộ trình lớn, từ trang bị kiến thức đến giai đoạn thử thách trong thực tế.

- Trong quá trình đào tạo kiến thức, học theo phương pháp xử lý tình huống. - Một số nội dung quản trị cơ bản cần được đào tạo, bổ sung như: + Quản trị nhân lực.

+ Kiết thức tư duy logic và khoa học. + Kiến thức về tin học.

+ Kỹ năng diễn đạt vấn đề (kỹ năng thuyết trình). + Kỹ năng khuyến khích.

+ Kỹ năng làm việc nhóm.

+ Cần có khoá học đào tạo quản trị theo kết quả, hiệu quả công việc, hiệu quả của lực lượng.

* Đào tạo bổ sung cho cán bộ lãnh đạo hiện tại

Nội dung đào tạo bổ sung xuất phát từ nhu cầu thực tế có một số lãnh đạo quản lý cần được bổ sung kiến thức, kỹ năng. Theo phân tích ở trên, đó chính là do lãnh đạo quản lý ít kinh nghiệm, chưa học kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, quản lý nhân sự hoặc mới về làm tại Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang.

Với cán bộ lãnh đạo ít kinh nghiệm (làm công tác quản lý dưới 5 năm), nội dung cần đào tạo bổ sung là kiến thức về các mục tiêu dài hạn của lực lượng, kiến thức về lập kế hoạch, đánh giá, giải quyết vấn đề, kỹ năng dự báo, kỹ năng khuyến khích... Đây là các kỹ năng thực hành, vì vậy, hình thức đào tạo nên dưới dạng các buổi thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

Với cán bộ lãnh đạo chưa học quản lý nhà nước, chính trị, quản lý nhân sự, phát triển nhân lực cần bố trí để họ tham gia các khoá học.

Với cán bộ lãnh đạo mới về làm việc tại Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang (thuộc phòng, đội trực thuộc) kiến thức cần bổ sung là hệ thống các mặt hoạt động của cơ quan, đơn vị phụ trách, kiến thức chuyên môn, quản lý hướng về mục tiêu kế hoạch, kiến thức phân tích tình hình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Thay đổi cách giảng và học trong các khoá đào tạo cán bộ lãnh đạo, chú trọng phương pháp thảo luận, trao đổi, giải quyết tình huống. Sự thay đổi này phải ở cả giáo viên hướng dẫn và học viên.

b. Tăng cường công tác quản trị năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ QLTT cho KSV lực lượng QLTT tỉnh Hà Giang

KSV Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang là lực lượng chính đảm nhiệm công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng. Hiện tại, năng lực của KSV chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu về năng lực trong thực hiện nhiệm vụ giai đoạn mới, khi mà yêu cầu công việc đòi hỏi cao hơn, cộng với lộ trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế (Chưa hiểu nhiều về hội nhập WTO, tiếng Anh còn ở mức độ thấp). Đến năm 2025, tầm phát triển và hiệu quả hoạt động của tổ chức cần đội ngũ KSV chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo hơn nhiều.

- Trang bị đầy đủ các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức thực hiện công việc, các kỹ năng liên quan đến nhiệm vụ và kỹ năng liên quan đến mối quan hệ với con người nói chung cho KSV Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang.

- Bổ sung kiến thức, kỹ năng về hoạt động của lực lượng tới năm 2015 cho KSV. - Nâng cao phong cách làm việc chuyên nghiệp của KSV lực lượng QLTT. - Đào tạo kiến thức, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ với KSV.

+ Kiến thức quy trình chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công việc. + Kiến thức, kỹ năng làm việc.

+ Phong cách làm việc chuyên nghiệp.

Các khoá học quy trình chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công việc là cần thiết bắt buộc đối với mỗi KSV để đảm bảo tính khoa học, tiến độ. Hiện tại chỉ có một số khoá học của ngành về kiến thức, kỹ năng làm việc và chưa được tổ chức định kỳ mang tính hệ thống và tổng thể về kiến thức quy trình chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công việc.

92

Tổ chức khoá đào tạo kiến thức quy trình chuyên môn nghiệp vụ và khoá đào tạo kiến thức, kỹ năng làm việc định kỳ. Hiện tại, các khoá học này chỉ được tổ chức khi có yêu cầu. Khi xử lý tình huống gặp trở ngại vấp váp hoặc có người mới thì tự đào tạo, thường mất thời gian nghiên cứu. Nếu định kỳ có các khoá học nâng cao kiến thức quy trình chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức, kỹ năng làm việc thì khả năng chuyên môn của KSV được nâng cao hơn nhiều.

Quy định tổ chức khoá học có thể giao cho bộ phận phụ trách đào tạo của phòng tổ chức hành chính kết hợp với các phòng ban chuyên môn hoặc đề nghị các phòng ban, đơn vị tổ chức theo nhóm chuyên đề của ngành.

- Tổ chức định kỳ khoá học về kỹ năng thực hành công việc, xử lý tình huống. Các khoá học cần tổ chức:

+ Kỹ năng tổ chức thực hiện.

+ Biết tìm giải pháp cho vấn đề khó khăn. + Kỹ năng làm việc theo nhóm.

+ Kỹ năng phân tích.

Trình độ chuyên nghiệp của các KSV. Trong quá trình làm việc, mô hình làm việc, cách làm việc, giao tiếp theo khung chuẩn của ngành và chuẩn quốc tế.

- Tổ chức hội thảo về kiến thức thực hành

+ Hiện nay, lực lượng QLTT chưa có tổ chức định kỳ các buổi hội thảo, bài học, kinh nghiệm về các kỹ năng tổ chức thực hiện công việc. Các buổi tập huấn của ngành có đan xen nội dung này, tuy nhiên cũng chỉ được một số ít người tham gia và nội dung chưa được đầy đủ, phong phú.

+ Đưa các hoạt động hội thảo thành hoạt động định kỳ. Giao cho Ban tổ chức chịu trách nhiệm về vấn đề này và tìm người thuyết trình hoặc phân bổ nhân lực về các phòng ban đơn vị theo chuyên môn.

93

+ Có chính sách tổ chức, tham gia hội thảo ở các phòng ban, đơn vị. Các phòng ban, đơn vị sẽ chịu trách nhiệm trình bày hội thảo theo định kỳ. Quy định này sẽ tạo điều kiện nhiều người cùng tham gia hội thảo.

Các hội thảo cần tổ chức:

+ Chuyên đề về kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng, ngành hàng. + Phong cách làm việc chuyên nghiệp.

+ Bài học, kinh nghiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

- Có chính sách nâng cao vai trò đào tạo cho KSV trong cơ quan.

c. Tăng cường công tác Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác QLTT trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian tới

Nhân lực trong QLTT là một bộ phận cấu thành nhân lực lao động (thị trường lao động). Song, với tính cách là lao động đặc thù trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý nhà nước về thị trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang, đòi hỏi phải được kiện toàn cả về kỹ năng, nghiệp vụ, năng lực và cơ cấu, số lượng CBCC về QLTT. Để đáp ứng yêu cầu QLTT trong thời gian tới, đội ngũ CB,CC làm công tác QLTT cần phải được:

Một là, đánh giá lại năng lực QLTT của CBCC, kiểm tra viên, KSV để có phương án hoàn thiện, đào tạo các kỹ năng cần thiết. Trong đó, tập trung vào các kỹ năng quản lý hành chính cơ bản và kỹ năng nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Hai là, có kế hoạch tuyển dụng, thu hút và đào tạo kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ QLTT cho đội ngũ làm công tác QLTT. Đối với quy hoạch nhân lực hiện tại cần có kế hoạch phân loại đội ngũ làm công tác QLTT hiện có theo tiêu chí về trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch bố trí hợp lý và gửi đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo của tỉnh và của cả nước. Đối với nhân lực cho tương lai cần có sự đánh giá, khảo sát để xây dựng kế hoạch cho đi đào tạo NL kế cận trong QLTT.

Ba là, có kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ QLTT cho đội ngũ làm công tác QLTT. Song song với việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực hiện tại và kế cận, thì việc xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCC làm công tác QLTT trên địa bàn tỉnh cần phải được tiến hành thường xuyên.

Với hai công tác trên sẽ là cơ sở để đảm bảo cho NL làm công tác QLTT ở tỉnh Hà Giang hiện hành và trong tương lai đủ điều kiện về năng lực, trình độ và kỹ năng thực hiện tốt các nhiệm vụ, thẩm quyền được phân công.

d. Nâng cao đạo đức, tác phong làm việc của nhân lực QLTT tỉnh Hà Giang

Trong phần phân tích trên, CB,CC lực lượng QLTT tỉnh Hà Giang có tiêu chuẩn kiến thức, năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, thái độ chung với đặc thù công việc hành chính thuộc các cơ quan nhà nước.

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn năng lực riêng cho CB,CC lực lượng QLTT tỉnh Hà Giang đến năm 2025. Đây là căn cứ để tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và thăng tiến cho CB,CC lực lượng QLTT tỉnh Hà Giang.

- Làm tốt công tác dự báo: tình hình kinh tế thị trường.

- Xây dựng khung năng lực cho CB,CC lực lượng QLTT tỉnh Hà Giang đến năm 2025.

- Có cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị liên quan.

e. Đổi mới cơ chế quản trị và sử dụng KSV chi cục QLTT * Chuẩn hóa các chức danh công chức, viên chức QLTT

Rà soát và chuẩn hóa các chức danh CB,CC thuộc hệ thống QLTT tập trung - bao gồm cán bộ làm việc tại các đơn vị thuộc Cơ quan Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang và các Đội QLTT trực thuộc theo yêu cầu về trình độ chuyên môn, ngành nghề và hình thức đào tạo; về trình độ ngoại ngữ và tin học… Việc chuẩn hóa các chức danh công chức, viên chức QLTT phải dựa theo các

tiêu chuẩn quy định chung của Nhà nước, đồng thời được vận dụng cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của hoạt động QLTT.

Tăng cường số cán bộ của lực lượng QLTT có trình độ trên đại học, đặc biệt là thạc sĩ quá ít, ở các cơ quan QLTT địa phương, số đại học được đào tạo chính quy cũng như theo chuyên ngành luật chiếm tỷ lệ còn thấp và có xu hướng giảm đi, chất lượng công tác còn nhiều hạn chế. Trong khi đó số cán bộ có năng lực kể cả thạc sĩ và một số cán bộ Lãnh đạo cấp Chi cục cũng đang muốn xin chuyển ra công tác ngoài ngành.

Trước thực tế đó cần phải đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế sử dụng cán bộ theo hướng:

- Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, xây dựng được những tiêu chuẩn cụ thể về chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp làm căn cứ để quản lý và đánh giá chất lượng công việc của cán bộ QLTT.

- Có quy định ràng buộc về thời gian làm việc và các yêu cầu khác đối với cán bộ mới tuyển dụng vào làm việc trong lực lượng QLTT và đổi với những người cơ quan cho đi đào tạo dài hạn ở trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện thực tế của lực lượng QLTT.

- Có cơ chế ưu tiên về việc bố trí công việc, đề bạt cán bộ, nâng lương, thi nâng ngạch, về việc cho đi đào tạo ở trong và ngoài nước… đối với những người làm việc tốt, tâm huyết gắn bó với nghề nghiệp QLTT.

- Cơ quan cần tạo điều kiện tốt nhất về thời gian và kinh phí cho những cán bộ của ngành khi tham gia những lớp học nâng cao trình độ QLTT theo phương thức vừa học vừa làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nhân lực tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang (Trang 101 - 107)