2.3. Thực trạng dịch vụ tư vấn thuế tại công ty TNHHManabox ViệtNam
2.3.3. Một số chỉ tiêu hoạt động liên quan đến dịch vụ tư vấn thuế tạ
a. về doanh thu dịch vụ tư vấn thuế
Biểu đồ 2.3: Doanh thu dịch vụ tư vấn thuế tại Manabox giai đoạn năm TC 2017 - 2019 (Đơn vị: đồng)
5,000,000,000 4,500,000,000 4,000,000,000 3,500,000,000 3,000,000,000 2,500,000,000 2,000,000,000 1,500,000,000 1,000,000,000 500,000,000 ■ Doanh thu
Nguồn: Phòng Hành chính - Công ty Manabox
Từ biểu đồ, ta có thể thấy trong suốt giai đoạn năm TC 2017 - 2019 doanh thu
dịch vụ tư vấn thuế tại Manabox có xu hướng tăng trưởng tích cực. Năm TC 2018, doanh thu dịch vụ tư vấn thuế đạt 3,977,170,229 đồng, tăng trưởng gần 1.3 tỷ đồng so với năm TC 2017, mức tăng tương ứng với 45.75%. Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ này đã đánh một dấu mốc phát triển quan trọng trong suốt quãng thời gian 6 năm hoạt
động của Manabox. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước đạt 7.08%, đây là mức tăng lớn nhất tính từ năm 2008 trở lại. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2019, GDP nước ta cũng tăng trưởng tương đối tích cực ở mức 6.76%, mức tăng này tuy có thấp hơn 6 tháng đầu năm 2018 nhưng vẫn cao hơn so với tăng trưởng 6 tháng các năm từ 2011 đến 2017. Với việc nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, Manabox có được nền tảng tốt góp phần tăng thêm doanh thu dịch vụ trong năm TC 2018. Cũng trong năm TC 2018, Manabox được tiếp quản dưới sự điều hành của vị Tổng giám đốc mới, người đã điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh, vạch ra phương hướng hoạt động cho công ty và mang về nhiều khách hàng mới, góp phần tạo nên tăng trưởng doanh thu nổi bật trong giai đoạn này.
Năm TC 2019, doanh thu dịch vụ tư vấn thuế tiếp tục tăng gần 400 triệu đồng,
tuy nhiên tốc độ tăng trưởng so với năm trước giảm xuống chỉ còn 9.85%. Trong năm
2019, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC về việc triển khai hóa đơn điện tử khiến cho nhiều doanh nghiệp phát sinh nhu cầu được hỗ trợ tư vấn, giải đáp các thắc mắc trong quá trình đăng ký hóa đơn điện tử. Mặc dù hạn cuối để các doanh nghiệp thực hiện yêu cầu theo thông tư là ngày 01 tháng 11 năm 2020, nhưng bắt đầu từ cuối năm 2019, rất nhiều doanh nghiệp đã tìm đến Manabox khiến cho số lượng khách hàng tăng lên đáng kể, góp phần giúp cho doanh thu hoạt động tư vấn thuế tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, bước sang nửa đầu năm 2020, dịch bệnh Covid 19 xuất hiện khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ngưng trệ. Các doanh nghiệp gặp khó khăn đã trực tiếp dẫn đến việc doanh thu của
Manabox giai đoạn này không thể tăng trưởng như kỳ vọng. Các chính sách cách ly và giãn cách xã hội để đảm bảo an toàn cũng khiến cho việc tiếp cận khách hàng mới
của công ty gặp nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, do tác động của dịch bệnh Covid 19, nhiều nhà đầu tư nước ngoài không thể sang Việt Nam để thực hiện kinh doanh, cùng
lúc đó nguồn vốn đầu tư cũng dần cạn kiệt khiến nhiều khách hàng Nhật Bản quyết định tạm hoãn dự định đầu tư, ngừng dịch vụ tư vấn thuế và gây ra tổn thất lớn về doanh thu cho Manabox.
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng cơ cấu doanh thu các loại hình dịch vụ tại Manabox giai đoạn năm TC 2017 - 2019
Nguồn: Phòng Hành chính - Công ty Manabox
Một dấu hiệu tích cực cho hoạt động tư vấn thuế tại công ty đó chính là tỷ trọng dịch vụ tư vấn thuế đang giữ xu hướng tăng trong giai đoạn năm TC 2017 - 2019. Cụ thể, năm TC 2017, dịch vụ này đem lại 2,728,821,935 đồng doanh thu cho công ty, chiếm 55.77% tổng doanh thu của Manabox. Năm TC 2018, dịch vụ tư vấn thuế chiếm 60.24% và năm TC 2019 chiếm 62.05% trên tổng tỷ trọng về doanh thu của Manabox. Tư vấn thuế vẫn luôn là thế mạnh của Manabox và những con số trên đã chứng minh những đóng góp quan trọng của loại hình dịch vụ này đối với kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Đặc biệt trong năm TC 2019, khi doanh thu của công ty gặp nhiều bất lợi bởi diễn biến của dịch bệnh Covid 19, các dịch vụ khác như
kế toán không thể duy trì đà tăng trưởng thì doanh thu của Manabox tăng lên phần lớn đều do đóng góp doanh thu từ hoạt động tư vấn thuế. Cụ thể, kết thúc năm TC 2019, tổng doanh thu công ty tăng lên 438,749,020 đồng so với năm TC 2018 thì có đến 391,743,736 đồng doanh thu được thu về từ mảng hoạt động tư vấn thuế. Nhìn
chung, với việc tỷ trọng luôn duy trì ở quanh ngưỡng 60% và vẫn đang tiếp tục tăng, không thể phủ nhận vai trò quan trọng và chủ đạo của dịch vụ tư vấn thuế trong sự phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Manabox.
b. Đặc điểm khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn thuế tại Manabox
Xuất phát điểm là một công ty liên doanh với Nhật Bản, tập khách hàng hiện tại của Manabox chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp FDI, cụ thể hơn là các doanh
nghiệp có nguồn vốn đầu tư Nhật Bản ở Việt Nam. Có thể đánh giá đây là một tập khách hàng tiềm năng vì các nhà đầu tư đang có xu hướng mở rộng thị trường sang Việt Nam, tuy nhiên họ lại thiếu thông tin về luật pháp thuế và lo ngại về nguy cơ không tuân thủ. Đây là tiền đề cho các công ty tư vấn thuế như Manabox cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng tìm kiếm thông tin cũng như hoạt động kinh doanh an toàn,
tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế. Trong tương lai, Manabox mong muốn mở rộng thêm phạm vi khách hàng ra các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như các công ty đến từ các quốc gia khác.
Biểu đồ 2.5: Số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn thuế tại Manabox giai đoạn 2017 - 2020
Nguồn: Phòng Tư vấn - Công ty Manabox
Từ năm 2015 đến nay, Manabox đã phục vụ tổng cộng hơn 200 doanh nghiệp và tại thời điểm cuối năm 2020, công ty đang cung cấp dịch vụ cho hơn 40 khách
hàng doanh nghiệp (Manabox không phục vụ khách hàng cá nhân). Với trụ sở đặt tại Hà Nội, đối tượng khách hàng Manabox tập trung khai thác chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động tại khu vực miền Bắc. Số lượng khách hàng có cơ sở tại miền Trung
và miền Nam còn tương đối hạn chế (chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng khách hàng tại Manabox). Điều này cho thấy việc khai thác và phát triển thị trường của công ty chưa thực sự phát huy hiệu quả. Trong thời gian tới, để doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn, công ty cần đánh giá lại hoạt động marketing cũng như có kế hoạch đổi mới công tác tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng mạng lưới hoạt động. Đồng thời,
công ty sẽ tiếp tục phát huy những điểm mạnh về dịch vụ để có thể duy trì nhóm khách hàng đang tin dùng dịch vụ.
Biểu đồ 2.6: Số lượng khách hàng của Manabox tại các khu vực năm 2020
■ Khách hàng miền Bắc ■ Khách hàng miền Nam ■ Khách hàng miền Trung
Nguồn: Phòng Tư vấn - Công ty Manabox
Khách hàng sử dụng dịch vụ tại Manabox hiện đang hoạt động trên đa dạng các lĩnh vực. Trong đó, một số lĩnh vực điển hình có thể nhắc đến bao gồm: Sản xuất phụ tùng ô tô, máy móc, linh kiện điện tử, sản xuất văn phòng phẩm, kinh doanh thương mại, kinh doanh nhà hàng, cung cấp dịch vụ vận tải, nhân sự, môi giới bất động sản, phòng khám, công nghệ thông tin,...TIιeo thống kê thông tin về khách
hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu khách hàng tại Manabox là nhóm doanh nghiệp kinh doanh ngành lập trình máy vi tính với 14 doanh nghiệp, chiếm khoảng 33%. Tiếp đó là 29% lượng khách hàng đang hoạt động trong ngành sản xuất (12 doanh nghiệp) và 24% khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thương mại (10 doanh nghiệp). Các khách hàng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác chỉ chiếm khoảng 14% còn lại, tương đương với 6 doanh nghiệp.
* Quy mô khách hàng
Biểu đồ 2.7: Số lượng khách hàng sử dụng các loại dịch vụ tư vấn thuế tại Manabox giai đoạn 2017 - 2020
Nguồn: Phòng Tư vấn - Công ty Manabox
Năm 2018, tổng số lượng khách hàng tại Manabox tăng từ 26 doanh nghiệp lên 34 doanh nghiệp, công ty ghi nhận một mức tăng trưởng vượt trội so với năm 2017 (tăng 31%). Trong giai đoạn sau, từ năm 2018 đến năm 2020, quy mô khách hàng của Manabox qua mỗi năm không có nhiều biến động. Số lượng khách hàng hợp tác với Manabox tăng trưởng trung bình 10% so với năm trước đó. Dù vậy, sau một thời gian cung cấp dịch vụ, Manabox cũng đã dần khẳng định được uy tín của mình trong lĩnh vực tư vấn thuế cũng như mở rộng thêm được quy mô khách hàng. Năm 2017, số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Manabox cung cấp là 26 doanh
nghiệp. Đến năm 2020, con số này đã tăng lên 42 doanh nghiệp, đây là dấu hiệu cho thấy bên cạnh việc giữ chân các khách hàng truyền thống, công ty đã khai thác được một lượng khách hàng tiềm năng mới, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng doanh thu hàng năm.
* Quy mô giao dịch
Các doanh nghiệp làm việc với Manabox hiện nay phần lớn vẫn là các doanh nghiệp FDI có quy mô vừa và nhỏ. Cá biệt có một số khách hàng lớn như: Công ty Công ty TNHH Kokuyo Việt Nam, Công Ty TNHH Vật Liệu Mới Denka Việt Nam, Công Ty TNHH SIIX Việt Nam và Công Ty Cổ Phần Oristar, đây đều là những khách
hàng truyền thống đã hợp tác với Manabox trong một khoảng thời gian dài (hơn 3 năm). Quy mô hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn thuế của Manabox qua các năm không có nhiều thay đổi khi đối tượng khách hàng công ty tập trung vẫn là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới thành lập. Những hợp đồng có giá trị lớn tại Manabox đa số đều là các hợp đồng dịch vụ từng lần. Bên cạnh số lượng hợp đồng
tư vấn năm tăng lên rõ rệt, năm 2018 công ty còn thu về được nhiều hợp đồng lớn (mỗi hợp đồng từ các công ty: Công Ty TNHH UCS Mankichi Vietnam, Công Ty TNHH Kyoto Biken Hà Nội Laboratories và Công Ty TNHH Yamagata Solutions Việt Nam đều có giá trị từ khoảng 150,000,000 VND đến 400,000,000 VND) giúp cho tổng quy mô giao dịch trong năm 2018 tăng trưởng vượt bậc so với năm 2017. Trong năm 2020, dưới sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, tốc độ tăng trưởng này đã bị chững lại do các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn, một số doanh nghiệp không thể thực hiện đầu tư hoặc nguồn thu bị sụt giảm mạnh dẫn đến việc trì hoãn thanh toán hóa đơn hoặc thậm chí là hủy dịch vụ vì không thể đầu tư. Điều đó đã kéo theo doanh
thu năm TC 2019 (từ 01/07/2019 đến 30/06/2020) của Manabox không mấy khả quan
và rất có thể trong năm TC 2020, doanh thu của công ty cũng chưa thể phát triển mạnh mẽ vì tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục kéo dài.
* Tỷ trọng khách hàng cũ - mới
Biểu đồ 2.8: Số lượng khách hàng cũ - mới tại Manabox giai đoạn 2017 - 2020
45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 ■ Khách hàng cũ ■ Khách hàng mới
Nguồn: Phòng Tư vấn - Công ty Manabox
Trong tổng số hơn 40 doanh nghiệp đang phục vụ, có khoảng 30 doanh nghiệp
là khách hàng truyền thống của công ty, chiếm tỷ trọng 76 %. Nhóm khách hàng này đều đã sử dụng dịch vụ của Manabox trên 2 năm. Một số khách hàng tiêu biểu của công ty gồm: Công ty TNHH Kokuyo Việt Nam (KCN Nomura, tỉnh Hải Phòng), Công Ty TNHH Kosaka Việt Nam (KCN Thăng Long II, tỉnh Hưng Yên), Công Ty TNHH Showa Valve Việt Nam (KCN Tân Trường, tỉnh Hải Dương), Công Ty TNHH
Nissho Việt Nam (KCN Đồng Văn II, tỉnh Hà Nam), Công Ty TNHH Solpac Việt Nam (Hà Nội)... Đặc điểm chung của nhóm khách hàng này chính là các doanh nghiệp
này đều nhận 100% nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản. Có những khách hàng đã liên tục sử dụng dịch vụ của Manabox kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động như Công
Ty TNHH Vareal Việt Nam, Công Ty TNHH Sougo Career Việt Nam hay Công Ty TNHH ISJ Việt Nam. Lượng khách hàng tiếp tục quay lại sử dụng dịch vụ của Manabox mỗi năm đều đạt khoảng 30 doanh nghiệp, tương ứng với 74% đến 79% tổng lượng khách hàng. Tỷ lệ này là tương đối cao và điều này cũng phần nào khẳng định chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của Manabox trong mắt các khách hàng.
Hơn 20% còn lại chính là tỷ trọng của nhóm khách hàng Manabox mới khai thác trong năm 2019 và 2020. Những khách hàng mới của công ty phần lớn do công ty tự tìm kiếm và được giới thiệu qua công ty mẹ tại Nhật Bản. Ngoài ra, cũng có một
số doanh nghiệp tìm đến Manabox theo sự giới thiệu từ các công ty đang hợp tác với Manabox cho thấy niềm tin và sự hài lòng của các khách hàng dành cho Manabox. Ước tính, mỗi năm Manabox có thêm từ 6-8 khách hàng mới, phần lớn là các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn một lần. Nhóm khách hàng này đều mới sử dụng dịch vụ của Manabox dưới 1 năm và vẫn còn nhiều cơ hội để công ty khai thác tư vấn.