Yêu cầu về phát triển đội ngũ cán bộ khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng​ (Trang 32)

10. Cấu trúc luận văn

1.3. Yêu cầu về phát triển đội ngũ cán bộ khoa học

1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ cúa cán bộ khoa học trong trường đại học a, Đặc điểm của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học:

Nhân lực khoa học và công nghệ trong các trƣờng đại học là những ngƣời làm những công việc liên quan đến các hoạt động giảng dạy, NCKH, chuyển giao công nghệ. Đội ngũ này bao gồm các GV, NCV, cán bộ kỹ thuật có trình độ trung cấp, cao đẳng, kỹ sƣ, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Những GV, CBKH có trình độ cao, đƣợc nhà nƣớc bổ nhiệm các chức vụ khoa học: GS, PGS, GV, GV chính, NCV, NCV chính, NCV cao cấp…

Trong trƣờng đại học nơi đào tạo đội ngũ CNKH có trình độ cao thuộc nhiều lĩnh vực khoa học. Sản phẩm đào tạo của nhà trƣờng là cán bộ có trình độ học vấn từ cử nhận/kỹ sƣ, thạc sĩ đến tiến sĩ. Đội ngũ CBKH trong trƣờng đại học trƣớc hết thực hiện vai trò đào tạo nguồn nhân lực KH&CN có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu về nguồn lực con ngƣời cho sự phát triển KTXH.

Hiện nay, đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng phát triển KTXH đã trở thành “quốc sách hàng đầu” của nhiều quốc gia trên thế giới và là điều kiện tiên quyết đối với các nƣớc đang phát triển trên con đƣờng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Ở nƣớc ta, vẫn đề này cũng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc hết sức quan tâm đúng nhƣ Nghị quyết Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 2 (khóa VIII) khẳng định: “giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc”.

b, Vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học:

thành công của các lĩnh vực nhƣ đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và triển khai. Để góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp đổi mới phục vụ CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế thì đội ngũ này cần phải chú trọng đến các vấn đề lý luận, phƣơng pháp luận then chốt của khoa học nghiên cứu cơ bản giúp cho các chuyên ngành khoa học đƣợc tiếp cận đƣợc với tri thức khoa học thế giới, đồng thời có những đóng góp mới để phát triển khoa học công nghệ Việt Nam.

Đội ngũ CBKH có vai trò đi đầu và là những ngƣời “dấn thân” vì mục tiêu tìm tòi khám phá và truyền bá, phổ biến sự thật về những hiện tƣợng tự nhiên và xã hội. Một công trình nghiên cứu khoa học chỉ đƣợc hoàn tất, khi kết quả đƣợc công bố trên một tạp chí, hội nghị, hội thảo khoa học có các chuyên gia, đồng nghiệp phản biện và bình duyệt nghiêm chỉnh. Do đó, để phân biệt khoa học với phi khoa học thì tính minh bạch trong các NCKH vô cùng quan trọng.

Đội ngũ CBKH có trình độ khi tham gia nghiên cứu lâu năm (đƣợc gọi là đội ngũ đầu đàn, đầu ngành) còn tham gia tích cực và đóng góp có ý nghĩa vào việc xây dựng, góp ý các văn bản, quy định quan trọng về các lĩnh vực nghiên cứu, giúp cho hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh hơn. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ NCKH còn trực tiếp tham gia và thực hiện các yêu cầu nghiên cứu của các chƣơng trình, đề tài cấp Nhà nƣớc có liên quan mà tập trung nhất về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nƣớc.

c, Vai trò hoạt động NCKH đối với giảng viên, nghiên cứu viên

Những lợi ích cơ bản khi GV, NCV tại các trƣờng cao đẳng, đại học, học viện khi tham gia các hoạt động NCKH. Đối với GV, NCV làm công tác giảng dạy luôn đƣợc coi trọng, là điều kiện cần và đủ đối với một GV, NCV trong nền kinh tế tri thức hiện nay. Điều này cho thấy, đây mới chỉ là một trong những yêu cầu của hoạt động chuyên môn của ngƣời GV tại trƣờng đại học. Do đó, việc NCKH của đội ngũ GV và NCV luôn đƣợc các trƣờng quan

tâm và đề cao chú trọng đặt ra nhƣ một nhiệm vụ bắt buộc, thƣờng xuyên và cũng là một tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để đánh giá năng lực nghiên cứu của ngƣời GV, NCV. (i) Đội ngũ này tham gia NCKH một mặt vừa giúp củng cố lại kiến thức chuyên môn của mình, mặt khác nhằm có điều kiện tự học tập, nâng cao kiến thức và mở rộng hiểu biết nhiều hơn từ những kiến thức từ các chuyên ngành khác; (ii) quá trình tham gia NCKH sẽ góp phần phát triển tƣ duy sáng tạo, năng lực, kỹ năng sƣ phạm, nghiên cứu, khả năng làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phƣơng pháp nhận thức khoa học để từ đó hình thành ở những phẩm chất của nhà nghiên cứu. (iii) quá trình tham gia các hoạt động NCKH cũng đồng thời là quá trình giúp GV, NCV có khả năng tự cập nhật, kiến thức và thông tin một cách thực sự hiệu quả, có thêm lƣợng kiến thức mới từ những nguồn khác nhau để đánh giá và hoàn thiện lại những kiến thức của chính bản thân mình; (iv) thông qua việc NCKH sẽ tăng thêm sự hiểu biết chuyên sâu về ngành nghề của mình cũng nhƣ các ngành gần, điều này góp phần hình thành năng lực nghiên cứu và bồi dƣỡng tình cảm nghề nghiệp cho GV, NCV. Đây là điều cần thiết và quan trọng trong quá trình giảng dạy và hoạt động chuyên môn của GV, NCV, điều này sẽ giúp họ có thể chủ động hơn nhanh chóng hòa nhập tốt hơn trong công việc của mình; (v) quá trình thực hiện các hoạt động NCKH là cơ hội tốt để GV, NCV có môi trƣờng và là cơ hội để bồi dƣỡng năng lực NCKH. Đây cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phƣơng pháp giảng dạy. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo; (vi) tham gia NCKH nếu đạt kết quả tốt đây sẽ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao vị thế và uy tín của chính bản thân GV, NCV, đồng thời giúp cho đơn vị nơi họ công tác nâng cao đƣợc vị thế và uy tín với xã hội. Vì vậy, một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các trƣờng đó chính là mảng NCKH của giảng viên, công nhân viên chức của trƣờng; (vii) hoạt động NCKH là một lĩnh vực rất tốt để GV, NCV tự khẳng định mình. Vì năng lực của GV, NCV đƣợc thể hiện chủ yếu thông qua hoạt động giảng dạy và NCKH, cho nên khó có thể nói rằng

nếu một GV, NCV đƣợc đánh giá là có năng lực chuyên môn tốt nhƣng hàng năm lại không có bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào; (viii) Khi mỗi bài viết tham gia hội thảo, hội nghị đƣợc đánh giá cao, mỗi công trình NCKH ở các cấp, mỗi bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành với tên GV, NCV gắn với tên nhà trƣờng là một lần thƣơng hiệu và uy tín của nhà trƣờng đƣợc thể hiện. Do đó, hoạt động NCKH sẽ góp phần quan trọng giúp để khẳng định uy tín và vị thế của nhà trƣờng với các trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Danh tiếng và uy tín của nhà trƣờng, không phải là cái gì đó chung chung, trừu tƣợng mà nó phải đƣợc thể hiện thông qua thành tích đóng góp của từng GV.

1.3.2. Đảm bảo chất lượng AUN-QA và những yêu cầu đối với phát triển đội ngũ cán bộ khoa học

Năm 1995, Mạng lƣới các trƣờng đại học khu vực Đông Nam Á (đƣợc viết tắt AUN) đã đƣợc thành lập với mục đích phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đại học trong khu vực ASEAN. Nhằm đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lƣợng bên trong các trƣờng ĐH trong khu vực, AUN đã đƣa ra sáng kiến đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn đảm bảo chất lƣợng chung của khu vực ASEAN (ASEAN University Network - Quality Assurance, viết tắt là AUN-QA).

Tại các CSGD, đảm bảo chất lƣợng là cốt lõi của quản trị đại học, nó không những bao gồm mọi hoạt động về kiểm tra chất lƣợng bên trong (nội bộ), mà còn giữa các phòng ban, đơn vị trong trƣờng trƣờng với nhau và đảm bảo chất lƣợng ra bên ngoài nhƣ chuyển giáo công nghệ phục vụ cộng đồng, xếp hạng đối sánh các cơ sở giáo dục…. Điều này đòi hỏi các trƣờng đại học phải đổi mới cơ cấu tổ chức từ quản trị theo chức năng sang quản trị theo chức năng chéo nhằm hƣớng mọi nỗ lực của các thành viên vào việc thực hiện mục tiêu chung.

còn phụ thuộc vào chất lƣợng của đội ngũ quản lý, GV, NCV. Chất lƣợng của đội ngũ này bao gồm: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng giảng dạy và đạo đức nghề nghiệp.

Để phát triển đội ngũ CBKH theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng của AUN-QA, tác giả tiếp cận đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo theo tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng của AUN-QA, tiêu chuẩn 6 gồm 7 tiêu chí về đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên nhƣ sau: [40]

Tiêu

chuẩn 6 Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

6.1

Việc quy hoạch đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hƣu) đƣợc thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

6.2

Tỉ lệ giảng viên/ngƣời học và khối lƣợng công việc của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên đƣợc đo lƣờng, giám sát làm căn cứ cải tiến chất lƣợng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

6.3

Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm cả đạo đức và năng lực học thuật) để bổ nhiệm, điều chuyển đƣợc xác định và phổ biến công khai.

6.4 Năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên đƣợc xác định và đƣợc đánh giá.

6.5

Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên đƣợc xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó.

6.6

Việc quản trị theo kết quả công việc của giảng viên, nghiên cứu viên (gồm cả khen thƣởng và công nhận) đƣợc triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

6.7

Các loại hình và số lƣợng các hoạt động nghiên cứu của giảng viên và nghiên cứu viên đƣợc xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lƣợng

Và với tiếp cận đánh giá cấp cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng của AUN-QA, tiêu chuẩn 7 về đội ngũ nhân viên gồm 5 tiêu chí nhƣ sau: [21]

Tiêu

chuẩn 7 Đội ngũ nhân viên

7. 1

Công tác lập kế hoạch đội ngũ cán bộ hỗ trợ (ở thƣ viện, phòng thực hành, trang thiết bị IT và dịch vụ sinh viên) đƣợc thực hiện để đáp ứng đầy đủ nhu cầu đối với giáo dục, nghiên cứu và dịch vụ

7. 2

Công tác tuyển dụng và các tiêu chuẩn lựa chọn cho việc bổ nhiệm, triển khai và khuyến khích đội ngũ cán bộ hỗ trợ đƣợc xác định rõ ràng và đƣợc thông tin đầy đủ

7. 3

Khả năng/năng lực của đội ngũ cán bộ hỗ trợ đƣợc nhận biết và đánh giá

7. 4

Nhu cầu đào tạo và phát triển của đội ngũ cán bộ hỗ trợ đƣợc nhận biết và các hoạt động đƣợc thực hiện để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đó

7.5

Công tác quản lý thực hiện nhiệm vụ bao gồm khen thƣởng, sự thừa nhận đƣợc thực hiện để khuyến khích và hỗ trợ giáo dục, nghiên cứu và dịch vụ

1.4. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ khoa học theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng chất lƣợng

1.4.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ khoa học

Quy hoạch phát triển đội ngũ CBKH chính là việc thực hiện nhằm phát triển đội ngũ đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng yêu đổi mới của sự nghiệp GD&ĐT, cũng nhƣ thay đổi của khoa học công nghệ.

Để thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ CBKH chúng ta cần thực hiện: a, Xác định các lộ trình, các giải pháp và điều kiện để phát triển

Đây là công việc quan trọng trong việc phát triển đội ngũ, do đó cần tập trung nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp phù hợp trên cơ sở những kết quả đã đạt đƣợc, theo chiến lƣợc phát triển của cơ sở giáo dục.

Các giải pháp thực hiện quy hoạch phải đạt đƣợc mục tiêu phát triển đội ngũ CBKH đủ về số lƣợng, đồng bộ về chất lƣợng và cơ cấu; các nội dung phát triển đội ngũ từ việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, tập huấn, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBKH đến việc xây dựng các chính sách đãi ngộ, rà soát cải tiến để phát triển đội ngũ phù hợp với nhu cầu thực tế cũng nhƣ các chiến lƣợc phát triển đã đề ra.

Để thực hiện tốt quy hoạch đội ngũ cần xác định rõ lộ trình thực hiện và các điều kiện thực hiện quy hoạch. Lộ trình có thể là 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 5 năm, 10 năm…Qua mỗi giai đoạn quy hoạch, cần có ra soát, đánh giá, điều chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức và thực hiện. Bất kì một quy hoạch nào cũng cần có điều kiện thực hiện đó là nhân lực, tài lực, vật lực, …Đây cũng là yếu tố quyết định trong việc thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ.

b, Xác định nhu cầu CBKH với mục tiêu phát triển đội ngũ

Xác định nhu cầu đội ngũ CBKH là đƣa ra số liệu, yêu cầu cụ thể về số lƣợng CBKH, cơ cấu và chất lƣợng CBKH đáp ứng mục tiêu phát triển đội ngũ CBKH. Trên cơ sở thực trạng độ ngũ CBKH và đề án vị trí việc làm để tính toán cần phái bổ sung bao nhiêu CBKH cho từng Khoa/đơn vị; điều chỉnh cơ cấu đội ngũ CBKH nhƣ thế nào cho hợp lí; cần có giải pháp nào để nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBKH.

c, Phẩm chất và năng lực chuyên môn

Để phát triển đội ngũ, mỗi CBKH cần phải nỗ lực phấn đấu và rèn luyện để hoàn thiện bản thân, có ý thức giúp đỡ đồng nghiệp, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển nhằm xây dựng thành khối thống nhất. Do đó, cần phải hình thành phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBKH, muốn làm đƣợc điều đó ngay tại các cơ sở giáo dục cần có những kế hoạch dài hạn và biện pháp cần đƣợc nghiên cứu đó là: đào tạo cơ sở ban đầu; đào tạo đội ngũ để đạt chuẩn, nâng chuẩn và nâng ngạch; đào tạo và bồi dƣỡng thƣờng xuyên để cập nhật nâng cao trình độ và kiến thức; các biện pháp về tổ chức nhân sự, nhằm để hoàn thiện bộ máy giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quản lý và phát triển đội ngũ CBKH.

1.4.2. Tuyển chọn đội ngũ cán bộ khoa học

Tuyển chọn là quá trình nhà trƣờng sử dụng các phƣơng pháp nhằm tuyển đƣợc ngƣời đủ tiêu chuẩn nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển đội ngũ CBKH theo hƣớng vừa đủ về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, cần phải chú trọng, quan tâm đúng mức đến công tác tuyển dụng đội ngũ CBKH.

Việc tuyển chọn GV, NCV phải nhắm đến mục tiêu sử dụng đúng ngƣời, đúng việc, đúng chuyên môn, đảm bảo môi trƣờng làm việc thuận lợi để họ dạy tốt và nghiên cứu chuyên sâu. Việc tuyển chọn đội ngũ thƣờng tiến hành theo các bƣớc sau:

+ Chuẩn bị tổ chức tuyển dụng: căn cứ vào số lƣợng CBKH cần tuyển, căn cứ vào vị trí việc làm, thành phần hội đồng tuyển dụng;

+ Thông báo tuyển dụng: thông báo công khai và đầy đủ các yêu cầu cho các ứng viên từng ngành tuyển dụng không loại bớt các hồ sơ không đạt yêu cầu;

+ Tổ chức thi tuyển: nhằm chọn ra các ứng viên phù hợp nhất;

+ Quyết định tuyển dụng: quyết định tuyển dụng hoặc kí hợp đồng với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)