Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng​ (Trang 47 - 51)

10. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Về chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ

Năm 2013, Quốc hội đã sửa đổi và thông qua Luật Khoa học và Công nghệ có nhiều nội dung đổi mới chƣa từng có từ trƣớc đến nay ở nƣớc ta đối với hoạt động KH&CN. Đây là một dấu mốc quan trọng mở đƣờng và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc đẩy mạnh tổ chức và hoạt động của KH&CN để đƣa các quy định đi vào cuộc sống. Tuy nhiên các chính sách vẫn còn nhiều hạn chế, do đó việc cần làm đầu tiên là xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật kịp thời và đồng bộ.

Trong đó, đặc biệt, cần chú ý ban hành: chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ; chính sách tuyển dụng đội ngũ cán bộ nghiên cứu sinh, thực tập sinh, chuyên gia KH&CN học tập và làm việc ở trong và ngoài nƣớc, nhất là các chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu đàn trong các lĩnh vực; chính sách đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ KH&CN dựa trên những giá

trị đóng góp nổi bật trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật; chính sách áp dụng nâng lƣơng vƣợt cấp, tăng lƣơng trƣớc hạn. [9]

- Về chế độ đãi ngộ và thi đua khen thưởng đối với cán bộ khoa học

Theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, trong đó có nhiều điểm đột phá về chính sách đãi ngộ đối với nhân lực, nhân tài trong lĩnh vực KHCN. Với chính sách này, Nhà nƣớc tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghiên cứu khoa học đƣợc đầu tƣ về tiềm lực cơ sở vật chất cũng nhƣ nguồn nhân lực khoa học để tổ chức nghiên cứu. Nhà khoa học đƣợc ƣu đãi về thuế thu nhập cá nhân và thủ tục hành chính trong hoạt động khoa học công nghệ đƣợc cải cách; đƣợc giao chủ trì đề tài, dự án quan trọng cấp quốc gia; đƣợc hƣởng lƣơng, phụ cấp đặc biệt theo thỏa thuận với cơ quan nhà nƣớc giao nhiệm vụ; đƣợc bố trí nhà công vụ, phƣơng tiện đi lại trong thời gian thực hiện nhiệm vụ; đƣợc quyền quyết định việc tổ chức nhiệm vụ đƣợc giao. Những nhà khoa học trẻ tài năng đƣợc ƣu tiên xét cấp học bổng; đƣợc giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ tiềm năng; đƣợc ƣu tiên chủ trì, tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ khác; đƣợc ƣu tiên bổ nhiệm lên vị trí công tác cao.

Thể chế hóa chính sách này, Chính phủ xây dựng và triển khai nhiều chính sách, thu hút, trọng dụng nhân tài. Đó là các nghị định số nhƣ: 24/2010/NĐ-CP, số 29/2012/NĐ-CP, số 40/2014/NĐ-CP, số 87/2014/NĐ- CP. Các nghị định này nhằm xét tuyển đặc cách đối với những ngƣời tốt nghiệp thủ khoa (C c thủ khoa n tốt nghiệp đại học ở trong nước và ngoài nước tốt nghiệp loại giỏi xuất sắc, c c trường đại học có u tín ở nước ngoài hoặc có kinh nghiệm công t c từ 5 năm trở lên đ p ứng êu cầu vị trí việc l m cần tu ển dụng) không qua thi tuyển vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập.. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều đơn vị còn chƣa áp dụng đúng các chế độ, chính sách đãi ngộ theo đúng các quy định tại Nghị định 40/2014/NĐ-CP. Các nhà khoa học trẻ dù có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, có các công trình khoa học xuất bản trong và ngoài nƣớc vẫn phải hƣởng lƣơng theo định mức, hệ số của Nhà nƣớc. Ngƣời có bằng tiến sĩ do chỉ hƣởng mức lƣơng khoảng ba triệu đồng, nên khó có thể chuyên tâm

nghiên cứu. Tại nhiều tổ chức KHCN, những chính sách trọng dụng vẫn chƣa đƣợc triển khai rộng, chƣa tạo một môi trƣờng thật sự thông thoáng khuyến khích hoạt động nghiên cứu sáng tạo.

Chế độ đãi ngộ, tôn vinh các nhà khoa học chƣa tƣơng xứng với chất xám mà họ bỏ ra cho các công trình nghiên cứu. Các nhà khoa học trẻ cũng chƣa đƣợc tin tƣởng giao làm chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ; chủ yếu chỉ tham gia với tƣ cách là thành viên đề tài. Vẫn chƣa có các chính sách rõ ràng để các nhà khoa học có thể tăng thu nhập, thay đổi môi trƣờng, tƣ duy làm việc. Ngoài ra, việc hỗ trợ kinh phí nghiên cứu cho các nhà khoa học từ các quỹ còn rƣờm rà về thủ tục và mất nhiều thời gian.

- Về điều kiện và môi trường làm việc của cán bộ khoa học

Với xu hƣớng toàn cầu hóa cùng với hội nhập quốc tế toàn diện và sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của KHCN trên thế giới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, điều này đã thách thức và đang đặt nƣớc ta vào nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về KHCN đối với các nƣớc phát triển trên thế giới. Trong khi đó, trang thiết bị nghiên cứu khoa học của Việt Nam mặc dù đã đƣợc quan tâm, cải tiến và đổi mới nhiều, song phần lớn vẫn là những sản phẩm công nghệ cũ, lạc hậu và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển khoa học công nghiệp.

Vì vậy, các CSGD đại học cần đƣợc Nhà nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ và đổi mới trang thiết bị NCKH hiện đại cho các phòng nghiên cứu, thí nghiệm tại các trung tâm khoa học, các trƣờng đại học, viện nghiên cứu; đồng thời, cần phải phát triển hệ thống thông tin, trang thiết bị thông tin hiện đại, mở rộng mạng thông tin để tất cả cán bộ KHCN đều có thể tiếp cận, khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu KHCN vào công tác giảng dạy, nghiên cứu. Cần tạo điều kiện cho các nhà khoa học đi đào tạo, bồi dƣỡng, tham quan học tập trao đổi, hợp tác NCKH ở những nƣớc có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại.

Kết luận chƣơng 1

Phân tích các tài liệu lý luận trong và ngoài nƣớc, tác giả xác định những vấn đề lí luận của luận văn bao gồm các vấn đề sau đây:

Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng dựa trên các nội dung sau: Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ khoa học; Tuyển chọn đội ngũ cán bộ khoa học; Tuyển chọn đội ngũ cán bộ khoa học; Đào tạo, bồi dƣỡng độ ngũ cán bộ khoa học, Kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ khoa học; Các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ khoa học.

Ngoài ra những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ khoa học theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng có những yếu tố khách quan nhƣ: (1) Sự cạnh tranh về thu hút nhân lực KHCN chất lƣợng cao giữa các cơ sở giáo dục đại học; (2) Xu thế tự chủ đại học; (3) Sức ép đối với năng lực chuyên môn của cán bộ khoa học trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Và những yếu tố chủ quan nhƣ: (1) Vềchính sách sách phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ; (2) Về chế độ đãi ngộ và thi đua khen thƣởng đối với cán bộ khoa học; (3) Về điều kiện và môi trƣờng làm việc của cán bộ khoa học.

Cơ sở lý luận trên đƣợc xác định là khung lý luận để từ đó thiết kế các phƣơng pháp nghiên cứu, đo đạc và đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ khoa học ở Cán bộ khoa học tại Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN làm cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của Trƣờng theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐẠI HỌC QUỐC

GIA HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng​ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)