Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng​ (Trang 96)

10. Cấu trúc luận văn

3.4.Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm, đối tượng khảo nghiệm

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu cũng nhƣ từ thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ khoa học theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng và theo nghiên cứu các tài liệu báo cáo tự đánh giá CTĐT và cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn của AUN-QA tại Trƣờng ĐH KHTN, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp về phát triển đội ngũ cán bộ khoa học Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng

Để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất, tác giả tổ chức khảo sát lấy ý kiến của 120 cán bộ (trong đo có 10 cán bộ quản lý Ban Chủ nhiệm Khoa, Trƣởng/Phó Bộ môn, Phòng Tổ chức cán bộ; 110 giảng viên, nghiên cứu viên đại diện các Khoa của Trƣờng theo 5 mức độ: rất cần thiết/rất khả thi, cần thiết/khả thi, trung bình/trung bình, ít cần thiết/ít khả thi và không cấp thiết/không khả thi ở phiếu hỏi số 1 và 2 (phụ lục kèm theo).

3.4.2. Phương hướng khảo nghiệm, tiêu chí, cách cho điểm Bảng 3.1. Cách cho điểm và thang đánh giá

STT Tiêu chí đánh giá Cách cho điểm Chuẩn đánh giá

1 Rất hiệu quả/Rất cần thiết 5 4,21 - 5,0 2 Khá hiệu quả/Khá cần thiết 4 3,41 – 4,2

3 Trung bình 3 2,61 – 3,4

4 Ít hiệu quả/Ít cần thiết 2 1,81- 2,60

5 Không hiệu quả/Không cần

thiết 1 >1,8

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả phiếu thu về nhƣ sau:

TT Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng %

1 Giảng viên, nghiên cứu viên 110 91,67

2 Cán bộ quản lý 10 8,33

Tổng chung 120 100.0

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN theo

tiếp cận đảm bảo chất lượng

TT Biện pháp quản lý Thứ

bậc

1

Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ CBKH theo mục tiêu và định hƣớng phát triển của ĐHQGHN và Trƣờng Đại học KHTN

4.78 1

2

Tăng cƣờng công tác tham mƣu với cấp có thẩm quyền trong công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ CBKH

4.67 3

3 Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp

cho đội ngũ CBKH 4.72 2

4 Đánh giá đội ngũ CBKH theo hƣớng gắn với kết quả

thực hiện đƣợc giáo 4.78 1

5 Thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ tạo động lực

làm việc cho đội ngũ CBKH 4.65 4

6 Định kỳ rà soát và cải tiến chính sách, quy trình quản

lý và phát triển đội ngũ CBKH 4.65 4

Số liệu khảo sát trên cho thấy:

- Qua kết quả thu đƣợc từ các phiếu khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp đƣợc chúng tôi đề xuất, đánh giá chung của đối tƣợng đƣợc khảo sát cho thấy 6 biện pháp đều rất cần thiết trong quá trình phát triển đội ngũ cán bộ khoa học tại Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng (cả 6 biện pháp đều đƣợc đánh giá ở trên mức 4,2/5 – đƣợc trình bày cụ thể trong Phụ lục 4 về bảng kết quả khảo nghiệm tính cần thiết). Kết quả này cho thấy cả 6 biện pháp này đều có thể nghiên cứu và đƣa vào triển khai thực tiễn trong quá trình phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, để cụ thể hóa đƣợc các biện pháp và có đầu tƣ hiệu quả, tác giả đã thực hiện khảo sát mức độ khả thi đối với việc triển khai 6 biện pháp này tại Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN.

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN theo

tiếp cận đảm bảo chất lượng

TT Biện pháp quản lý Thứ

bậc

1

Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ CBKH theo mục tiêu và định hƣớng phát triển của ĐHQGHN và Trƣờng Đại học KHTN

4.41 1

2

Tăng cƣờng công tác tham mƣu với cấp có thẩm quyền trong công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ CBKH

4.34 4

3 Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp

cho đội ngũ CBKH 4.39 3

4 Đánh giá đội ngũ CBKH theo hƣớng gắn với kết quả

thực hiện đƣợc giáo 4.40 2

5 Thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ tạo động

lực làm việc cho đội ngũ CBKH 3.52 6

6 Định kỳ rà soát và cải tiến chính sách, quy trình quản

lý và phát triển đội ngũ CBKH 3.55 5

- Kết quả khảo nghiệm tổng hợp ở bảng 3.3về tính khả thi của biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ khoa học Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng cho thấy với 6 biện pháp tác giả đƣa ra đều có tính khả thi, đƣợc đánh giá với mức trung bình là 4.10/5.

Tuy nhiên cũng với kết quả thu đƣợc từ các phiếu khảo sát tính khả thi của các biện pháp đƣợc tác giả đề xuất, kết quả cho thấy có 4 biện pháp đƣợc đánh giá ở mức “Rất khả thi” bao gồm: Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học theo mục tiêu và định hƣớng phát triển của ĐHQGHN và Trƣờng ĐHKHTN; Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học theo mục tiêu và định hƣớng phát triển của ĐHQGHN và Trƣờng ĐHKHTN; Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên; Đánh giá đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên theo hƣớng gắn với kết quả thực hiện đƣợc giao; kết quả cho thấy có thể đƣa vào triển khai thực tế tại Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN. Tuy nhiên, có 2 biện pháp “Thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên” và “Định kỳ rà soát và cải tiến chính sách, quy trình quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học” đƣợc đánh giá ở mức khả thì (kết quả đánh giá lần lƣợt là 3,52/5 và 3,55/5) cho thấy mức độ khả thi của 2 biện pháp này không quá cao, cần cân nhắc đƣa vào triển khai thực tế và cần có hoạt động điều chỉnh theo từng giai đoạn để phù hợp với bối cảnh thực tế của nhà trƣờng.

3.4.4. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, triển đội ngũ cán bộ khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Bảng 3.4 Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

ĐHQGHN theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

TT Biện pháp quản lý Hệ số tƣơng

quan Pearson

Sig (2-tailed)

1

Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ CBKH theo mục tiêu và định hƣớng phát triển của ĐHQGHN và Trƣờng Đại học KHTN

0.384 0.000

2

Tăng cƣờng công tác tham mƣu với cấp có thẩm quyền trong công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ CBKH

0.418 0.000

3 Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ CBKH

0.482 0.000

4 Đánh giá đội ngũ CBKH theo hƣớng gắn với kết quả thực hiện đƣợc giao

0.432 0.000

5 Thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ tạo

động lực làm việc cho đội ngũ CBKH -0.183 0.045 6 Định kỳ rà soát và cải tiến chính sách, quy trình

quản lý và phát triển đội ngũ CBKH

0.322 0.000

Để khẳng định mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ khoa học Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng, luận văn sử dụng công thức tính tƣơng quan thứ bậc để tính toán

ệ số tương quan Pearson

Kết quả cho thấy cả 6 biện pháp đề xuất đều có tƣơng quan ở mức ý nghĩa 95% (tất cả sig (2-tailed) đều nhỏ hơn 0.05). Trong đó, ngoại trừ 5 biện pháp có tƣơng quan thuận (mức độ tƣơng quan dƣơng) thì có biện pháp 5 “Thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ tạo động lực làm việc cho đội ngũ CBKH” có tƣơng quan nghịch (đối tƣợng khảo sát cho rằng rất cần thiết nhƣng mức khả thi không cao với mức tƣơng quan -0,183). Kết quả tƣơng quan này cho thấy, mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của

biện pháp 5 là không phù hợp – thể hiện qua mức độ cần thiết của biện pháp 5 là 4,77 (cao thứ 3) trong khi mức độ khả thi chỉ là 3,52 (thấp nhất trong 6 biện pháp). Từ đánh giá tƣơng quan của kết quả khảo sát, có thể thấy rằng biện pháp 5 chƣa phù hợp để đƣa vào triển khai thực tế.

Trong số 5 biện pháp có mức độ tƣơng quan thuận, biện pháp 1 và biện pháp 6 cần xem xét có hình thức triển khai cụ thể để có hiệu quả tốt nhất trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ khoa học khi có mức tƣơng quan thuận trong khoảng 0,2-0,4. Ngoài ra, 3 biện pháp còn lại đều có mức tƣơng quan thuận từ 0,41-0,6 cho thấy có tƣơng quan thuận trung bình giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi, qua đó có thể trực tiếp triển khai trong thực tế - đặc biệt là biện pháp “Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ CBKH” khi có mức tƣơng quan lớn nhất trong 6 biện pháp – tƣơng quan 0,482.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn luận văn đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ khoa học Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng, cụ thể nhƣ sau:

- Biện pháp 1: Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học theo mục tiêu và định hƣớng phát triển của ĐHQGHN và Trƣờng ĐHKHTN.

- Biện pháp 2: Tăng cƣờng công tác tham mƣu với cấp có thẩm quyền trong công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên.

- Biện pháp 3: Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên.

- Biện pháp 4: Đánh giá đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên theo hƣớng gắn với kết quả thực hiện đƣợc giao.

- Biện pháp 5: Thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên.

- Biện pháp 6: Định kỳ rà soát và cải tiến chính sách, quy trình quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học.

Kết quả khảo nghiệm đã đánh giá cao tính cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ khoa học Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng đề xuất trong luận văn. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cho nên việc thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm để phát triển đội ngũ cán bộ khoa học Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Luận văn đã hệ thống hóa đƣợc những vẫn đề lý luận về hoạt động quản lý, phát triển và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ khoa học theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng các CTĐT và CSGD đáp ứng các yêu cầu của kiểm định chất lƣợng của AUN-QA.

Luận văn đã khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ NCKH, đánh giá công tác phát triển đội ngũ cán bộ NCKH của Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN. Trong quá trình khảo sát và thu thập đó tôi nhận thấy cách quản lý, phát triển đội ngũ của Trƣờng ĐHKHTN với đặc thù đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản, nên Trƣờng có một số đặc điểm khác so với các Trƣờng đại học, cơ quan quản lý giáo dục hay một cơ sở nghiên cứu nào đó trong cả nƣớc. Đó là: trên cơ sở chấp hành các quy định chung của một cơ quan nhà nƣớc và ĐHQGHN và một số quy định riêng của Trƣờng thì việc quản lý đội ngũ cán bộ NCKH cần có kế hoạch và chính sách linh hoạt, mềm dẻo trong việc quản lý thời gian đào tạo và nghiên cứu.

Để phát triển đội ngũ cán bộ khoa học ĐHKHTN, ĐHQGHN theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng thực hiện đồng bộ 6 biện phát nhƣ đã nêu ở chƣơng 3 và nhà Trƣờng cần phải có những chính sách, giải pháp linh hoạt nhƣ sau:

- Cần tăng cƣờng đầu tƣ nguồn lực cho đội ngũ cán bộ của Trƣờng (bao gồm cả kinh phí).

- Cần có chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là những ngƣời đƣợc đào tạo bài bản ở nƣớc ngoài về công tác tại Trƣờng.

- Cần làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, đặc biệt là đội ngũ kế cận đã có kinh nghiệm quản lý.

- Tăng cƣờng đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý bậc trung; giảm bớt công việc hành chính cho đội ngũ cán bộ khoa học.

- Tạo động lực và có chính sách khen thƣởng hoặc trao tặng các danh hiệu cho các CBKH xuất sắc.

- Rà soát và cải tiến chính sách, quy trình quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học cho phù hợp với thực tiễn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội

Trƣờng với tính chất đặc thù của là đào đạo, nghiên cứu khoa học cơ bản, do đó để phát triển đội ngũ CBKH của Trƣờng theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng cần có sự quan tâm của Ban giam đốc ĐHQGHN trong các công tác về đảm bảo chất lƣợng của nhà Trƣờng nhƣ sau:

a, Về đào tạo

- Đề nghị ĐHQGHN và xem xét việc đầu tƣ có chiều sâu nhằm triển khai các giai đoạn tiếp của các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, phát huy hợp tác với các trƣờng đối tác nƣớc ngoài trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Đề xuất thành lập quỹ học bổng hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học cơ bản nhằm động viên CBKH trẻ.

- Tăng cƣờng kinh phí hỗ trợ đào tạo cho các ngành khoa học cơ bản.

- Điều chỉnh tăng mức trợ cấp xã hội hỗ trợ chi phí học tập cho CBKH trẻ. b, Về khoa học công nghệ

- Do nghiên cứu cơ bản là không sinh lợi nhuận nên các dự án đầu tƣ thiết bị phục vụ nghiên cứu cơ bản đề nghị cho phép 20-30% kinh phí mua sắm hóa chất, vật tƣ tiêu hao nhằm đảm bảo cho hoạt động của thiết bị trong vòng từ 3 đến 5 năm.

- ĐHQGHN cần đầu tƣ kinh phí để phát triển và đăng ký các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia, quốc tế. Tạo điều kiện để các phòng thí nghiệm thực hiện các nhiệm vụ hoặc dich vụ khoa học và công nghệ quốc gia, quốc tế đúng quy định.

c, Về tổ chức cán bộ

- Chính phủ cần có chính sách ƣu tiên đầu tƣ phát triển cho các đơn vị đào tạo khoa học cơ bản trong cả nƣớc:

+ Đầu tƣ cho con ngƣời (giảng viên, nghiên cứu viên) để thu hút ngƣời có năng lực tham gia giảng dạy và nghiên cứu trong các ngành khoa học cơ bản, đáp ứng yêu cầu của Nhà nƣớc và xã hội về nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong lĩnh vực khoa học cơ bản

+ Xây dựng các Quỹ thu hút và phát triển tài năng trong lĩnh vực khao học co bản để duy trì chất lƣợng đội ngũ và thu hút nguồn nhân lực, chất lƣợng cao

-Ủy quyền cho các Trƣờng thành viên ra Quyết định nghỉ hƣu cho giảng viên cao cấp và tƣơng đƣơng để đơn vị chủ động trong quá trình giải quyết các thủ tục về hƣu cho cán bộ

d, Tài chính

- Tiếp tục đổi mới cơ chế khoán sử dụng kinh phí KHCN: cần tạo cơ chế tài chính có tính chủ động và chịu trách nhiệm cao, khuyến khích độc lập, trung thực, sáng tạo; giảm bớt các thủ tục rƣờm rà, gây tốn nhiều thời gian cần xử lý.

- Tăng cơ cấu kinh phí đầu tƣ của Nhà nƣớc cho lĩnh vực KHCN đặc biệt là lĩnh vực khoa học cơ bản mang tính nền tảng cho sự phát triển bền vững.

2.2. Đối với Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng​ (Trang 96)