Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng​ (Trang 46 - 47)

10. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Sự cạnh tranh về thu hút nhân lực KHCN chất lượng cao giữa các cơ sở giáo dục đại học

Với xu thế tự chủ đại học của cơ sở giáo dục đại học nhƣ hiện nay, thì sự cạnh tranh về thu hút nguồn nhận lực chất lƣợng cao diễn ra rất gay gắt, các trƣờng ngoài công lập có những cơ chế chi trả lƣơng, thƣởng, thù lao hấp dẫn.

- Xu thế tự chủ đại học

Cơ chế bao cấp về quản lý trong thời gian qua đã dẫn đến tâm lý thụ động, thiếu sáng tạo; hoạt động của các trƣờng đều phải thực hiện theo khuôn mẫu của các quy định nên thiếu linh hoạt, không đáp ứng đƣợc những biến đổi nhanh chóng của thị trƣờng.

Vấn đề tuyển dụng, thu hút ngƣời giỏi phải qua các thủ tục phức tạp của chế độ tuyển dụng công chức, viên chức làm cho các trƣờng đại học công lập Việt Nam không cạnh tranh đƣợc với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tổ chức nƣớc ngoài, các doanh nghiệp đang áp dụng chế độ “trải thảm đỏ” để thu hút nhân tài; hoặc khi thị trƣờng cần mở một ngành đào tạo mới thì cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện qua nhiều thủ tục hành chính phức tạp làm cho các cơ sở giáo dục đại học khó có thể phản ứng linh hoạt để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng.

Tự chủ đại học là cơ hội mở ra giúp cho các cơ sở giáo dục đại học nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn, tổ chức hoạt động bộ máy, tuyển dụng đội ngũ cán bộ, tài chính để phản ứng linh hoạt, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực chất lƣợng cao cung cấp cho thị trƣờng lao động theo các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Quyền tự chủ về tài chính thể hiện ở quyền đƣợc tự chủ tiếp cận các nguồn lực tài chính, tự chủ sử dụng nguồn thu tài chính (bao gồm từ ngân sách nhà nƣớc, nguồn thu học phí…) trong việc đầu tƣ, trả lƣơng, thu hút nhân lực đủ năng lực để phát triển hoạt động chuyên môn…

- Sức ép đối với năng lực chuyên môn của CBKH trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0

Những ứng yêu cầu đối với đội ngũ CBKH trong môi trƣờng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực ngành giáo dục phải có những năng lực mới, năng lực sáng tạo và phẩm chất mới trên cơ sở chuẩn hóa, thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng sƣ phạm, kỹ năng về nghiên cứu khoa học và những kỹ năng mềm cần thiết khác. Đổi mới chƣơng trình, tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm, kỹ năng nghề nghiệp cho giảng viên, nghiên cứu viên theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nƣớc.

Đội ngũ CBKH cần đƣợc chuẩn hóa trên cơ sở chức danh nghề nghiệp gắn với vị trí việc làm. Đội ngũ CBKH này phải có đủ phẩm chất và năng lực để làm việc trong môi trƣờng năng động, sáng tạo cao và tự chịu trách nhiệm. Do đó, cần tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ CBKH cả trong và ngoài nƣớc để đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời, có cơ chế sàng lọc để nâng cao chất lƣợng đội ngũ và hiệu quả công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng​ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)