5. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Kinh nghiệm một số ngân hàng thương mại cổ phần
Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại cổ phần VP Bank:
Cách đây vài năm VPbank là một trong số các NHTM hoạt động yếu kém, hiệu quả thấp, quy mô nhỏ. Đặc biệt là hoạt động tín dụng rơi vào tình trạng xấu, có dấu hiệu rủi ro cao, nợ quá hạn tăng đột biến, khả năng thanh toán kém vì vậy được xếp vào tình trạng quản lý đặc biệt của NHNN. Dưới sự chỉ đạo của NHNN, ban lãnh đạo VPbank đã sắp xếp cải tổ lại toàn bộ hoạt động của mình, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Sau 2 năm, hoạt động của VPbank đã có nhiều khởi sắc, dần đi vào ổn định và hiệu quả, quy mô ngày càng được mở rộng, thoát khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt, nợ xấu giảm xuống dưới 1%. Để đạt được kết quả đó, VPbank đã tích cực trong việc tìm giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng. Trong đó, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro đã được VPbank đặc biệt chú trọng, thể hiện ở một số điểm:
- Ban hành sổ tay tín dụng
Sổ tay tín dụng là cuốn cẩm nang hệ thống và tổng hợp các quy định chung, các bước cơ bản mà mỗi cán bộ tín dụng cần thực hiện trong quy trình tác nghiệp. Sổ tay tín dụng được xây dựng với mục đích trở thành công cụ hỗ trợ quan trọng cho mỗi cán bộ tín dụng tra cứu để thực hiện phần hành công việc của mình một cách nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó sổ tay tín dụng còn đề cập đến nội dung quản lý rủi ro tín dụng để các nhà quản lý có thể điều hành tín dụng trong khuôn khổ pháp lý và để kiểm soát, loại trừ các rủi ro tín dụng đã được lường trước.
- Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay
Các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ các khoản vay có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, việc trả nợ, kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng để hạn chế các rủi ro nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. Đánh giá
mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để đảm bảo hoạt động tín dụng luôn an toàn, hiệu quả. Việc kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay phù hợp với VPbank và đặc điểm kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng.
- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VPbank được xây dựng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để tiến hành chấm điểm, xếp loại khách hàng từ đó xây dựng các chính sách khách hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng. Mục tiêu của chính sách khách hàng nhằm tăng cường quan hệ, có chính sách ưu tiên về lãi suất, phí, điều kiện tài sản đảm bảo với các nhóm khách hàng xếp hạng cao và ngược lại, hạn chế quan hệ tín dụng, tăng cường các biện pháp đảm bảo với các nhóm khách hàng xếp hạng thấp hơn.
Kinh nghiệm của ngân hàng ANZ:
Ngân hàng nước ngoài ANZ rất thành công ở Việt Nam trong việc quản lý nâng cao chất lượng tín dụng, dưới đây là một số kinh nghiệm họ chia sẻ:
- Nếu chúng ta biết được trước những khoản nợ rủi ro và giải quyết vấn đề này sớm hơn sẽ tránh được kết cục xấu, nhờ các khoản vay có thể được tái cơ cấu, bán một phần tài sản, tăng vốn, hay tìm kiếm nhà đầu tư mới. Để phát hiện được những khoản nợ xấu sớm, các chuyên viên quan hệ khách hàng phải hiểu rõ khách hàng của mình, họ phải thường xuyên liên lạc với khách hàng, không chỉ ở trụ sở chính mà còn ở nhà máy, duy trì các kênh liên lạc ở các cấp từ giám đốc tới kế toán trưởng, kiểm soát mục đích sử dụng các khoản vay có đúng mục đích không.
- Nợ xấu thường xuất hiện ở các dự án lớn do khách hàng quá tham vọng, tiến hành một dự án mà họ không thể quản lý được. Do đó ngân hàng cần thận trọng với những công ty tham gia vào những ngành nghề mà họ không có nhiều kinh nghiệm, có cấu trúc sở hữu phức tạp, người điều hành
công việc kinh doanh không rõ ràng, hay nguồn vốn không được sử dụng đúng mục đích như: vốn tài trợ xuất nhập khẩu lại được dùng để đầu tư vào chứng khoán...
- Khi xét duyệt các khoản vay mới cần đặt câu hỏi “lợi thế lâu dài của khách hàng này là gì để họ có thể tồn tại trên thương trường khi xuất hiện những yếu tố không thuận lợi”, một khi khoản nợ xấu được xác định, cần xem xét tình hình khoản vay xấu, đánh giá lại chứng từ, dòng tiền ngắn hạn.
- Khuyến khích các nhân viên báo cáo nguy cơ tiềm ẩn của khách hàng ngay cho các cấp có thẩm quyền càng sớm càng tốt để có những bước chuẩn bị thích hợp.
- Có phòng quản lý rủi ro được điều hành bởi những chuyên viên giàu kinh nghiệm, đào tạo bài bản, chuyên sâu.
- Ngân hàng và chủ nợ liên kết, thoả thuận với nhau để giải quyết vấn đề nợ của khách hàng. Từ trước đến nay, công đoạn cuối cùng của các ngân hàng Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu là nhờ cậy đến toà án chứ ít có trường hợp nào các ngân hàng thoả thuận cùng nhau.