(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ, 2014, Báo cáo tình hình hoạt động của các ngân hàng trên đi ̣a bàn)
Cơng tác tín dụng luôn được coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong kinh doanh. Trong những năm qua hoạt động tín dụng của chi nhánh chủ yếu đi vào chiều sâu, rà soát, sàng lọc và nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng truyền thống, duy trì và tăng trưởng đầu tư tín dụng vào những ngành kinh tế mũi nhọn của đi ̣a phương (công nghiệp dê ̣t may, công nghiệp hóa chất, công nghiê ̣p giấy, chè,...), đồng thời không ngừng nghiên cứu, tìm kiếm và tiếp thị các khách hàng mới có uy tín và tài chính lành mạnh, tiếp cận các dự án có tính khả thi cao, đặt nền móng cho việc mở rộng đầu tư tín dụng một cách vững chắc, an tồn và hiệu quả.
Kết quả kinh doanh
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Thọ luôn bám sát định hướng của toàn ngành ngân hàng, phương hướng, mục tiêu của Vietinbank, triển khai các giải pháp thích hợp với sự biến đổi của thị trường tiền tệ cũng như sự phát triển của nền kinh tế và đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể. Vì thế, Vietinbank Phú Thọ đã tạo được vị thế và uy tín trên địa bàn, kinh doanh hiệu quả.
Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh 3 năm 2012-2014
(Đơn vị: Triệu VND)
STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014
1 Tổng thu: 501,490 418,321 371,967
Trong đó: - Thu di ̣ch vụ 16,522 16,201 17,414
- Thu hồi nợ đã XLRR 3,180 775 9,162
Tổng thu nhập không bao gồm thu nợ
XLRR (TTN*) 498,310 417,546 362,085
2 TỔNG CHI: 440,079 359,743 325,391
Trong đó: - Chi mua sắm công cu ̣ lao đô ̣ng 976 677 658
- Chi bảo dưỡng SCTS 1,737 1,469 561
- Chi phí vật liê ̣u, giấy tờ in + hoa ̣t động
QL và công vụ 1,755 1,464 11,127
Trích DPRR <đã trừ thu hoàn DPRR> 3,572 5,242 18,305
3
Lợi nhuâ ̣n: 61,411 59,368 46,576
Trong đó: Lợi nhuận từ HĐKD 58,231 61,225 56,069
Lợi nhuận TSC hỗ trợ DP chung T12/2014 1,059 1,674
Lợi nhuâ ̣n từ hoàn nhâ ̣p DPRR cụ thể (18,655)
(Nguồn: Vietinbank Phú Thọ, 2012-2014, Báo cáo tổng kết hoạt động)
Những kết quả khả quan đã đạt được qua các năm từ các mảng nghiệp vụ đã đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của Vietinbank Phú Thọ. Doanh thu và lợi nhuận có sự tăng trưởng tốt hàng năm. Dự phịng rủi ro được trích lập đúng, đủ theo các quy định và đảm bảo an tồn cho hoạt động tín dụng.
3.2.Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ
3.2.1.Qui mơ tín dụng
Để hiểu rõ hơn về thực trạng tín dụng tại Chi nhánh, chúng ta sẽ xem xét qui mơ tín dụng qua các năm.
Bả ng 3.4. Bảng tình hình thực hiện tín dụng các năm 2012 - 2014
Đơn vi ̣: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh số cho vay 3,204 3,581 4,104 Doanh số thu nợ 2,988 3,305 3,829
Dư nợ bình quân trong kì 1,89 1,98 2,38
Tuy hoạt động trên địa bàn cịn nhiều khó khăn song quy mơ hoạt động tín dụng của Chi nhánh khá lớn, điều đó thể hiện qua doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ tín dụng cuối kỳ tương đới cao và tăng qua các năm. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh khá tốt. Chi nhánh đã chủ đô ̣ng được nguồn vốn huy động để cho vay, tạo ra lợi nhuâ ̣n.
Mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều ngân hàng và tổ chức có hoạt động tín dụng nhưng năm 2014 thị phần tín dụng của Chi nhánh chiếm đến gần 11% tổng dư nợ toàn tỉnh. Chi nhánh vẫn duy trì vị trí thứ ba sau Agribank và BIDV.Dư nợ cho vay bình quân đầu người đạt 21.280 triệu đồng/người (cao hơn mức bình quân khu vực).
3.2.2. Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng cũng có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng bởi vì: một cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động và định hướng phát triển tín dụng của ngành sẽ là điều kiện đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh phát triển một cách an toàn – hiệu quả và bền vững
Những năm gần đây thực hiện đề án cơ cấu lại toàn ngành Vietinbank Phú Thọ cũng đã xây dựng đề án tái cơ cấu theo sự chỉ đạo của Vietinbank trong đó đặc biệt chú trọng đến việc cơ cấu tồn bộ hoạt động tín dụng theo hướng ngày càng hợp lý hơn, cụ thể:
- Tách bạch hoạt động cho vay thương mại và cho vay theo kế hoạch Nhà nước. Đẩy mạnh việc thu nợ, giảm nhanh dư nợ vay theo kế hoạch Nhà nước.
- Chuyển dịch cơ cấu dư nợ vay theo các hướng: tăng tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh, giảm dần tỷ trọng dư nợ vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước và tỷ trọng dư nợ của các khách hàng lớn; tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn để đảm bảo sự cân đối với nguồn vốn huy động; tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.
Sau gần 10 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, cơ cấu tín dụng của Vietinbank Phú Thọ đã có sự thay đổi tích cực.
Cơ cấu thành phần cho vay cũng rất quan trọng, ta xét tiếp bảng sau:
Bả ng 3.5. Bảng kết quả dư nơ ̣ cho vay theo đối tươ ̣ng khách hàng trong cá c năm 2012-2014
Loại hình
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá tri ̣ (tỷ đồng) Tỷ tro ̣ng (%) Giá tri ̣ (tỷ đồng) Tỷ tro ̣ng (%) Giá tri ̣ (tỷ đồng) Tỷ tro ̣ng (%) DN lớ n 582 28.91 516 24.82 924 37.09 DN VVN 1,149 57.08 1,296 62.34 1,264 50.74
Cá nhân & hô ̣ gia đình 282 14.01 267 12.84 303 12.16
Tổng 2,013 100 2,079 100 2,491 100
(Nguồn: Vietinbank Phú Thọ, 2012-2014, Báo cáo tởng kết hoạt động)
Hình 3.4: Cơ cấu dư nợ theo loại hình khách hàng vay vốn
(Nguồn: Vietinbank Phú Thọ, 2012-2014, Báo cáo tởng kết hoạt động)
Có thể nhận thấy, dư nợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ tập trung chủ yếu ở nhóm khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng TMCP Công thương Phú Thọ luôn chú trọng phát triển quan hệ với các khách hàng truyền thống, vay vốn với số lượng lớn. Trong đó dư nợ tâ ̣p trung chủ yếu ở nhóm khách hàng doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ. Năm 2014, dư nợ cho
vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ tro ̣ng 50.74% giảm 11.6% so với năm 2013, cho vay doanh nghiệp lớn chiếm tỷ tro ̣ng 37.09% tăng 12.27% so với năm 2013. Cho vay cá nhân (bán lẻ) chiếm tỷ tro ̣ng thấp (12.16%) chưa tương xứng với qui mô của chi nhánh và tiềm năng trên đi ̣a bàn. Mu ̣c tiêu phấn đấu của Vietinbank Phú Thọ trong các năm tiếp theo là phát triển bán lẻ, thực hiê ̣n tố t đi ̣nh hướng của Vietinbank là trở thành mô ̣t trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Viê ̣t Nam.
3.2.3. Phân nhóm nợ và Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Một trong những công cụ quan trọng nhất để đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại đó là việc phân nhóm nợ tức là phân chia các khoản nợ vay theo từng nhóm tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ để từ đó có sự “ứng xử” thích hợp tương ứng với từng khách hàng, từng khoản nợ vay. Để thực hiện điều đó các ngân hàng thường xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
- Giới thiệu Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietinbank Phú Thọ
Do Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách khách hàng của Chi nhánh cũng thực hiện theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách khách hàng chung của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Với mục tiêu xây dựng Vietinbank trở thành tập đồn tài chính đa năng, áp dụng thơng lệ quốc tế tốt nhất vào hoạt động Ngân hàng để nâng cao hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận, kiểm sốt được rủi ro đồng thời thực hiện đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ theo quyết định 22/VBHN-NHNN, Vietinbank đã ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để làm cơ sở cho việc phân loại khách hàng và từ đó ban hành chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Việc phân loại khách hàng của Vietinbank được xây dựng dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu chính là nhóm
chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính, dựa trên số điểm của từng khách mà xếp thành 10 loại khách hàng khác nhau và từ 10 loại khách hàng lại phân thành 5 nhóm khách hàng tương ứng với 5 nhóm nợ theo quyết định 22/VBNN-NHNN như sau:
- Nhóm khách hàng xếp hạng AAA và AA được xếp vào nợ nhóm 1 - Nhóm khách hàng xếp hạng A và BBB được xếp vào nợ nhóm 2 - Nhóm khách hàng xếp hạng BB và B được xếp vào nợ nhóm 3 - Nhóm khách hàng xếp hạng CCC và CC được xếp vào nợ nhóm 4 - Nhóm khách hàng xếp hạng C và D được xếp vào nợ nhóm 5
3.2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn
Để đánh giá chính xác về chất lượng tín dụng ngắn hạn của chi nhánh, một số chỉ tiêu quan trọng đó là chỉ tiêu nợ quá hạn, chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận thu được từ cho vay ngắn hạn, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn, chỉ tiêu dư nợ doanh số cho vay và chỉ tiêu xử lý nợ. Một ngân hàng dù có doanh số cho vay, mức dư nợ cao đến mấy, nhưng nếu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ các món vay phát sinh nợ cao thì khơng thể nói chất lượng tín dụng của ngân hàng đó là tốt được. Vì vậy ta xét một số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu nợ quá hạn Bảng 3.6: Bảng tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng dư nợ ngắn hạn quá hạn 30,6 59,12 29,5 Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn 1,036 1,623 1,613 Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn (%) 2,95 3,64 1,82
(Nguồn: Vietinbank Phú Thọ, 2012-2014, Báo cáo tổng kết hoạt động)
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn càng nhỏ càng tốt, nó chứng tỏ chất lượng tín dụng ngắn hạn càng cao. Qua bảng ta có thể thấy rằng tỷ lệ này tăng từ
năm 2012 là 2,95% lên 3,64% năm 2013 và giảm trong năm 2014 là 1,82%. Trong năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn lại tăng cao cho thấy chất lượng tín dụng ngắn hạn đang đi xuống nhanh mặc dù chi nhánh đã lập quỹ dự phòng khá lớn 130,35 tỷ đồng năm 2013, tức là có chính sách xóa nợ tương đối tốt.Vì vậy tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn năm 2013 tăng cao, chi nhánh cần rà soát, xem xét lại các đối tượng khách hàng. Trong 2 năm 2012 và 2014, tỷ lệ này thấp nhất là trong năm 2014 cho thấy chất lượng tín dụng của 2 năm là tốt. Lý do trong năm 2014 các khách hàng và doanh nghiệp mà chi nhánh cho vay làm ăn rất có hiệu quả, thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ bởi năm nay các chính sách tiền tệ của NHNN và các gói kích cầu đã phát huy tác dụng, thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát bước đầu có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng. Chính mơi trường đó khiến cho các hoạt động kinh doanh phát triển, thu được lợi nhuận, trả được lãi ngân hàng cho vay.
Bảng 3.7: Bảng tỷ lệ dự phòng Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Dự phòng rủi ro (1) 125,75 130,35 161,41 Tổng dư nợ (2) 2,013 2,079 2,491 Tỷ lệ dự phòng (3)=(1)/(2) (%) 6,25 6,27 6,47
(Nguồn: Vietinbank Phú Thọ, 2012-2014, Báo cáo tổng kết hoạt động)
Tỷ lệ này phản ánh dự đoán của chi nhánh khi trích lập dự phòng trong một thời kỳ nên tỷ lệ hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giá của chi nhánh cho tình hình kinh tế, định hướng phát triển trong thời gian tiếp theo. Qua tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ta thấy trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014, chi nhánh trích quỹ dự phòng ở một tỷ lệ xấp xỉ nhau lần lượt là 6,25%,6,27% và 6,47% tức chi nhánh cho rằng mức độ rủi ro của 3 năm là như nhau.
Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận thu được từ cho vay ngắn hạn 2012 2013 2014 19.288 22.14 21.35 Hình 3.5: Tỷ lệ sinh lời ngắn hạn
(Nguồn: Vietinbank Phú Thọ, 2012-2014, Báo cáo tổng kết hoạt động)
Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng cho vay ngắn hạn càng hiệu quả. Ta thấy năm 2012 hoạt động cho vay ngắn hạn kém hiệu quả nhất, tỷ lệ này chỉ đạt 19,29%, do việc thu nợ và công tác xử lý nợ đều kém. Đến năm 2013 thì tỷ lệ này tăng vọt lên 22,14%, là dấu hiệu cho thấy hiệu quả cho vay tăng, chất lượng tín dụng ngắn hạn cao mặc dù công tác xử lý nợ quá hạn còn chưa tốt, nhưng việc thu nợ lại thành cơng vì các khách hàng kinh doanh có hiệu quả, chủ động trả nợ cho chi nhánh. Năm 2014, có sự sụt giảm nhẹ xuống cịn 21,35% điều đó cho thấy các khách hàng làm ăn kém hiệu quả, việc thu nợ khó hơn.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn
2.37 2.68 2.41 2012 2013 2014 Hình 3.6: Vịng quay vốn tín dụng
Nhìn vào biểu đồ trên ta đều thấy vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh đều cao hơn 1,5 như vậy nhìn chung là tốt. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh càng cao, chất lượng tín dụng càng tốt, tốc độ luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế nhanh, vốn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thơng hàng hóa và đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng trong sản xuất kinh doanh..Năm 2013, vịng quay vốn tín dụng cao nhất đạt 2,68 vịng phản ánh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế đang rất cao, nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng được chi nhánh đáp ứng đầy đủ, việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn hơn chứng tỏ chất lượng tín dụng cao. Năm 2014 thì vịng quay vốn tín dụng giảm nhẹ xuống cịn 2,41 vịng, trong năm 2014 sự tăng trưởng kinh tế giảm sút, chi tiêu thực tế giảm, lạm phát tăng… những yếu tố đó khó làm cho các doanh nghiệp có thể duy trì được mức sản xuất như cũ, nhưng việc chi nhánh cho vay vẫn duy trì được mức trên 1,5 vịng là vẫn tốt, tình hình cho vay khơng q xấu, chi nhánh vẫn có được những khách hàng làm ăn có hiệu quả, nhưng việc sụt giảm như vậy chi nhánh cũng nên xem xét lại các khách hàng của mình để cùng bàn cách giải quyết nhanh và kịp thời, nếu khơng thì phải ngừng cấp vốn với những khách hàng có tình hình kinh doanh xấu.
Bảng 3.8: Bảng hiệu suất sử dụng nguồn vốn ngắn hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng dư nợ ngắn hạn (1) 1,036 1,623 1,613
Nguồn vốn ngắn hạn (2) 1,366 2,078 1,522
Hiệu suất sử dụng nguồn vốn ngắn hạn
(3) = (1) / (2) (%) 75,8 78,1 106,0
Tỷ lệ phản ánh hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, liệu ngân hàng đã sử dụng hết khả năng của mình trong cho vay ngắn hạn hay chưa? Nhìn vào bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn đang có xu hương tăng từ năm 2012 là 75,8% lên 78,1% năm 2013 và tăng cao trong năm 2014 là 106%. Trong 2 năm 2012 và năm 2013 dễ nhận thấy hiệu suất dưới 100% lần lượt là 75,8% và 78,1%, điều này cho thấy việc cho vay ngắn hạn đạt hiệu quả tốt hơn khi nguồn vốn ngắn hạn cho vay vừa đủ tránh rủi ro lãi suất. Tiếp tục xu hướng đảm bảo tránh rủi ro lãi suất, năm 20113 chi nhánh vẫn chỉ lấy vốn ngắn hạn cho vay ngắn hạn, điều này là phù hợp khi lãi suất đang rất nhạy cảm trong thời kỳ kinh tế này, việc NHNN thường xuyên phải áp dụng các biện pháp mạnh để trấn áp lãi suất thì việc làm của chi nhánh như vậy là đúng xu