4.1.3 .Các công tác khác
4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ
4.3.1. Xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng
Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại mỗi giai đoạn sẽ là kim chỉ nam cho việc đề ra và thực hiện các chiến lược cụ thể thông qua một loạt các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại mỗi ngân hàng. Chính vì vậy, Vietinbank Phú Thọ cần xây dựng chiến lược cho họat động tín dụng trong thời gian tới, trong đó tập trung vào các vấn đề:
- Xây dựng chiến lược khách hàng: Xác định rõ đối tượng khách hàng của mình, có các biện pháp thu hút khách hàng bằng cách cung cấp tốt nhất các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ thông qua đội ngũ cán bộ ngân hàng và các tiện ích do cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ mang lại. Có các chính sách ưu đãi đối với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, hoạt động hiệu quả thơng qua các chính sách về lãi suất, phí, điều kiện phục vụ...Chiến lược khách hàng cần thiết phải phổ biến tới từng cán bộ ngân hàng để mỗi cán bộ hiểu rõ và thực hiện tốt.
- Xây dựng chiến lược ngành hàng: Xác định rõ nhóm ngành ưu tiên trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu kinh tế của tỉnh và lợi thế của địa phương. Xác định giới hạn tín dụng cũng như cơ cấu tỷ trọng cho vay đối với các ngành nhất định, …để có sự định hướng trong quá trình tiếp thị, cho vay đối với khách hàng thuộc các ngành kinh tế một cách phù hợp và hiệu quả,
giảm dư nợ và tỷ lệ cho vay theo đúng lộ trình của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam.
- Chiến lược thị trường và thị phần: Hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn hoạt động của Vietinbank Phú Thọ khá mạnh mẽ, Chi nhánh cần đẩy mạnh và đổi mới công tác nghiên cứu thị trường, cập nhật được thông tin về thị phần và thị trường tín dụng, dịch vụ; quảng bá thương hiệu trên địa bàn hoạt động thông qua việc mở rộng mạng lưới giao dịch, tăng cường công tác marketing và nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thực hiện mục tiêu duy trì vị trí dẫn đầu về thị phần trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.
Trong từng chiến lược nêu trên cần đặt ra mục tiêu, lộ trình triển khai cụ thể cũng như các chính sách, biện pháp để thực hiện nhằm tăng tính khả thi, đạt hiệu quả cao và phù hợp với định hướng, chỉ đạo của Vietinbank
4.3.2. Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng trưởng tín dụng
Nguồn vốn có vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc mở rộng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng phát triển một cách bền vững.
Để đẩy mạnh công tác huy động vốn trong thời gian tới Chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn. Bên cạnh các sản phẩm huy
động vốn truyền thống, cần tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, đẩy mạnh phát hành trái phiếu, kỳ phiếu với nhiều thời hạn và lãi suất linh hoạt, lãi suất bậc thang... Đặc biệt Chi nhánh cần đẩy mạnh huy động nguồn vốn trung và dài hạn để có thể nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn thông qua phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Trong khi nhiều ngân hàng đang cạnh tranh rất gay gắt bằng lãi suất, Chi nhánh cần có hướng đi đúng đắn bằng cách chuyên biệt hoá
sản phẩm của mình, làm nổi bật sản phẩm bởi những đặc tính riêng và các dịch vụ hồn hảo hơn (thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, giảm bớt thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng...).
- Xây dựng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt. Lãi suất ln là yếu tố chính thu hút khách hàng gửi tiền. Chính sách lãi suất huy động phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo được lợi ích cho người gửi tiền và lợi ích của ngân hàng, tạo thế cạnh tranh thuận lợi cho ngân hàng. Lãi suất cần phải cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng, tạo thuận lợi cho việc huy động..
- Chính sách chăm sóc khách hàng. Chiến lược thu hút và giữ khách
hàng cần phải được quan tâm đúng mức. Cần tạo thêm những dịch vụ bổ sung cho các khách hàng gửi tiền bằng các ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như thẻ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền…
4.3.3. Cơ cấu lại dư nợ
Cơ cấu dư nợ cũng có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Với một cơ cấu dư nợ hợp lý, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động và chiến lược, định hướng phát triển tín dụng sẽ là cơ sở để cho hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển một cách an tồn, hiệu quả và bền vững. Như đã phân tích ở phần trước, mặc dù đã có sự điều chỉnh song cơ cấu dư nợ của Vietinbank vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý vì chưa phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động hoặc định hướng phát triển tín dụng của ngành. Vì vậy trong thời gian tới Chi nhánh cần quyết liệt hơn trong việc điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo các hướng sau:
- Thứ nhất, đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để nâng tỷ trọng dư nợ vay
ngắn hạn trên tổng dư nợ đồng thời giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Hiện tại dư nợ trung dài hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng 62% trên tổng dư nợ. Trong khi đó nguồn vốn huy động trung dài hạn chỉ chiếm 25% trên tổng nguồn vốn huy động. Do đó Chi nhánh đã phải sử dụng một phần
nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Do nguồn vốn ngắn hạn, đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng thường xuyên biến động. Trong khi đó các khoản cho vay trung dài hạn tuy có tính ổn định song lại có thời gian thu hồi vốn lâu. Cho nên nếu sử dụng một lượng lớn nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thì sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản khi khách hàng có nhu cầu rút một lượng vốn lớn trong khi Chi nhánh chưa thu hồi được các khoản vay. “Sự cân đối hợp lý giữa kỳ hạn hoàn vốn (thời hạn cho vay) và kỳ hạn hoàn trả (kỳ hạn trả cho người gửi tiền) là yếu tố giữ mức độ an toàn cho người gửi tiền và cũng an toàn cho ngân hàng”
-Thứ hai, cơ cấu lại khách hàng theo hướng: giảm dần dư nợ vay đối
với các doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh.
Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam đã chủ trương đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh lên mức 80%.
- Thứ ba, đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho
vay bán lẽ, giảm dần tỷ trọng cho vay các khách hàng lớn để phân tán rủi ro. Một trong những nguyên tắc trong hoạt động ngân hàng là không tập trung vốn cho vay một số ít khách hàng vì như vậy rủi ro nếu xảy ra sẽ rất lớn. Mức lượng hóa được quy định dựa trên mức vốn tự có của Ngân hàng.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành ngân hàng bán lẽ hàng đầu Việt Nam, hiện nay Vietinbank đang chủ trương đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
4.3.4. Các biện pháp giảm nợ ngắn hạn quá hạn
Nợ xấu cao là dấu hiệu xấu về việc khả năng khách hàng không có khả năng trả nợ. Từ những phân tích tình hình thực tế hoạt động tín dụng ngắn hạn ở chi nhánh có thể thấy nợ xấu đang có xu hướng tăng lên nên cần phải có giải pháp kịp thời. Dưới đây là nhóm giải pháp cần thiết:
Quản lý nợ
Liên tục đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng ngắn hạn để phân loại các khoản tín dụng ngắn hạn để tiếp tục đánh giá các khoản nợ tín dụng ngắn hạn có khả năng tổn thất theo các mức độ tổn thất khác nhau.
- Nợ có mức tổn thất thấp: Là những khoản nợ có đủ tài sản thế chấp nhưng khả năng trả nợ vay của khách hàng rất kém.
- Nợ có mức tổn thất trung bình: Là những khoản nợ khơng có đủ tài sản thế chấp, quá hạn từ 6 tháng trở lên. Nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng sẽ mất một phần vốn tín dụng ngắn hạn đã cấp.
- Nợ có mức tổn thất cao: Là những khoản nợ mà chi nhánh có thể khơng thu hồi được khoản nợ hay chỉ thu về được một phần không đáng kể.
Việc phân loại các khoản nợ có vấn đề như trên sẽ giúp cho Ban lãnh đạo chi nhánh dễ dàng nắm bắt kịp thời tình hình nợ xấu và có những biện pháp xử lý.
Xử lý nợ quá hạn
Món vay có vấn đề ở đây được hiểu bao gồm món vay đã quá hạn và món vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ khơng trả được nợ do mất khả năng thanh tốn, do thua lỗ hoặc do doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật. Việc xử lý nợ được dựa trên nguyên tắc cơ bản là tận dụng hết lượng tiền mặt sẵn có, buộc doanh nghiệp bán sản phẩm hay cung ứng dịch vụ ở mức giá hợp lý tạo ra nhu cầu có khả năng thanh tốn bằng tiền mặt, cần tận dụng hết tài sản có của doanh nghiệp, tìm cách chuyển hố nhanh tất cả các loại tài sản đó thành tiền mặt tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng.
Khi hoạt động sản xuất kinh doanh chính bị thất bại trước hết ngân hàng tiến ngay các biên pháp cần thiết:
- Nếu doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động trong một thời gian có thể dự đốn thì trả nợ theo lịch trình dựa trên nguồn thu nhập do hoạt động này tạo ra, tạm thời chưa xử lý tài sản bảo đảm tránh quy trình thu nợ mất nhiều thời gian, tốn kém.
- Nếu doanh nghiệp bị lỗ lớn khơng thể tiếp tục huy trì hoạt động và cam kết xử lý tài sản để trả nợ thì ngân hàng có thể cho phép doanh nghiệp sử dụng số tiền sau khi bán tài sản để trả nợ trong một thời gian chấp nhận được. Việc này nhằm hạn chế sự thiệt hại cho doanh nghiệp do phải bán ngay tài sản ở mức giá quá thấp và không thể trả nợ ngân hàng.
Các biện pháp mang tính thương lượng trên đây chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp thực sự có tiền nhưng thiếu biện pháp trả nợ. Nếu với doanh nghiệp khơng thực hiện đúng cam kết của mình, vi phạm nghiêm trọng hợp đồng tín dụng thì ngân hàng áp dụng biện pháp kiên quyết thu hồi nợ, kể cả đưa hồ sơ ra cơ quan pháp luật cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Để có thể áp dụng được nhóm giải pháp trên cần có hệ thống thống kê, quản lý, phân tích thơng tin chính xác nhằm phân loại nợ xấu đúng đắn, khách quan. Cũng cần có đội ngũ cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm để thực hiện việc phân loại nợ xấu, đánh giá, phân tích những khía cạnh phức tạp, khó nhìn nhận trong tình hình hoạt động của khách hàng từ đó có thể tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh để có những giải pháp cụ thể kịp thời trong xử lý nợ xấu. Cần có một bộ phận chuyên phụ trách xử lý nợ xấu chuyên nghiệp để từ đó thu hồi tối đa được nợ.