5. Kết cấu của đề tài
4.4.1. Về phía Nhà nước
Thứ nhất, hình thành khuôn khổ pháp lý. Có khuôn khổ pháp lý hoàn thiện là điều quan trọng đầu tiên làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thẩm định tín dụng, khuôn khổ pháp lý bao gồm những quy định có liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp nói chung và các quy định đối với ngân hàng nói riêng. Cụ thể cần thực hiện một số biện pháp như sau:
- Ban hành, bổ sung và chỉnh sửa các chính sách, quy định hiện hành có liên quan đến doanh nghiệp nhằm loại bỏ sự mâu thuẫn, sự thiếu đồng bộ trong văn bản quy phạm pháp luật. Định kỳ xem xét, sửa đổi bổ sung những điều không phù hợp với thực tiễn..
- Xây dựng hệ thống các quy định cụ thể với các chế tài xử phạt nghiêm minh về việc góp vốn kinh doanh thành lập doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, các số liệu báo cáo quyết toán trên giấy tờ, sổ sách của doanh nghiệp.
- Sửa đổi ban hành các luật và các quy định nhằm xây dựng một khung pháp luật toàn diện và hiện đại về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định tín dụng ngắn hạn nói riêng để tạo điều kiện dẽ dàng hơn cho các ngân hàng thực hiện và thực thi các chức năng của mình.
Thứ hai, Chính phủ phải tăng cường kiểm soát nền kinh tế duy trì môi trường kinh tế chính trị, xã hội ổn định. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh tế vĩ mô, một sự thay đổi nhỏ cũng có thể làm cho doanh nghiệp không thích nghi dẫn đến làm ăn thua lỗ không trả được nợ ngân hàng và kết quả thậm định tín dụng của cán bộ thẩm định là không chính xác. Vì vậy, Chính phủ cần duy trì chính sách kinh tế nhất quán đảm bảo cho môi trường kinh tế ổn định. Với các chính sách bảo hộ, chính sách thuế cần có lộ trình cụ thể, công khai để doanh nghiệp và các NHTM đánh giá chính xác thị trường từ đó định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán. Công tác quản lý nhà nước và pháp lệnh kế toán và kiểm toán còn chưa được quan tâm đúng mức. Đội ngũ kiểm toán viên còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Chính vì thế mà nhà nước cần ban hành các chính sách, sắc lệnh đi kèm với các chế tài bắt buộc để mọi doanh nghiệp phải áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo
Thứ tư, các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh Phú Tho ̣ cần có các cơ chế phù hơ ̣p hỗ trơ ̣ cho hoa ̣t đô ̣ng của các tổ chức tín dụng. Chi Cục Thuế và các cơ quan hữu quan cần xây dựng kế hoạch kiểm tra quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, có thể tiến hành tại chỗ hoặc kiểm tra, đối chiếu các báo cáo tài chính doanh nghiệp nộp định kỳ, đặc biệt đối với doanh nghiệp có biểu hiện gian lận, thua lỗ kéo dài, …Xử lý nghiêm những doanh nghiệp hoạt động không lành mạnh, tham gia buôn lậu, lừa đảo, kinh doanh ngoài danh mục đăng ký với cơ quan nhà nước. Sở Kế hoạch đầu tư và Chi Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ cần thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về tình hình doanh nghiệp thành lập, giải thể và cả kết quả kinh doanh.
Trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành khác có liên quan như phòng công chứng, cơ quan thuế, hải quan… Vì vậy, đề nghị các cơ quan trên có sự phối hợp và hỗ trợ ngân hàng để công tác thu hồi nợ được nhanh chóng, giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí và công sức, đảm bảo nguồn vốn vay.
Văn phòng công chứng nên có một tổ làm công tác công chứng tài sản đảm bảo riêng cho khách hàng vay vốn, nhằm thuận tiện và rút ngắn thời gian cũng như chi phí cho khách hàng vay đồng thời giúp ngân hàng yên tâm về tài sản đảm bảo tiền vay từ đó đẩy nhanh quy trình cho vay.
Chính quyền tỉnh cần tiến hành xây dựng khung giá đất chuẩn, sát với tình hình biến động giá đất trên địa bàn để ngân hàng rút ngắn được thời gian trong việc định giá bất động sản.